11
TẾT ĐOAN NGỌ

chúc tết - sêu tết


Tết Đoan Ngọ là dịp thăm hỏi người thân như ông bà cha mẹ đến những người mang ơn thầy giáo, thầy thuốc... Đặc biệt, tết Đoan Ngọ xưa có lệ những chàng trai đã hỏi vợ nhưng chưa cưới phải đi sêu nhà bố mẹ vợ tương lai. Vật phẩm mang đi tết là vài chục con chim ngói, đôi ngỗng, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen, đường đen và hoa quả…

chiếc quạt trong đời sống xưa và nay


Quạt là sản phẩm tinh tế của tư duy con người trước môi trường tự nhiên. Đầu tiên, quạt ra đời là để làm mát trong tiết khí nóng, sau đó, quạt đi vào đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, chứa đựng những giá trị dân tộc độc đáo. Trong cung đình xưa, quạt có vai trò đặc biệt, là phẩm vật để hoàng đế ban cho bách quan hay dùng trong hoạt động ngoại giao. Giới quý tộc và quan lại sử dụng các loại quạt quý như quạt ngà, quạt đồi mồi, quạt sừng, quạt nan gỗ... thể hiện quyền lực và địa vị xã hội của họ. Trái với sự xa hoa của hoàng cung, trong dân gian, các loại quạt như: quạt mo, quạt lá cọ, quạt giấy, quạt nan, quạt thóc… lại rất đỗi quen thuộc gắn liền với đời sống thường nhật của người dân vùng nông thôn. Trải qua thăng trầm của lịch sử, có làng nghề đã thất truyền (Đào xá, Tả Nhất..) nhưng vẫn còn một số làng duy trì nghề làm quạt như: Làng Vác (Thanh Oai, Hà Nội); Làng Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội); Làng Bình Xá (Thạch Thất, Hà Nội); Làng Xuân Tiến (Xuân Trường, Nam Định)…Sự tồn tại bền bỉ, lâu dài của nghề làm quạt đã khẳng định giá trị của chiếc quạt bất chấp những thay đổi của xã hội hiện đại.

12
TẾT ĐOAN NGỌ
13
TẾT ĐOAN NGỌ

lễ ban quạt thời lê tại cung đình thăng long


Trong các triều đại phong kiến xưa, Vua là Thiên tử, coi trời đất là cha mẹ, lấy lễ nghi làm đạo trị nước nên các lễ tiết trong năm trở thành nghi lễ cung đình rất tôn nghiêm và trang trọng. Trong ngày tết Đoan Ngọ, hoàng cung được trang trí lộng lẫy đèn lồng và cờ, dưới sân điện hữu ty bày nghi trượng, các quan mũ áo chỉnh tề vào triều. Từ sáng sớm, vua mặc hoàng bào đến dâng hương tại Thái Miếu và Chí Kính, sau đó thay thường phục đến cung kính làm lễ mừng cha mẹ. Lễ xong, vua về ngự tại chính điện nhận biểu mừng từ các quan và tự tay “ban thơ ngự chế đề trên quạt”. Đặc biệt, nhà vua tổ chức Lễ ban yến và Ban quạt. Hình thức ban ân điển bằng quạt trong dịp tết Đoan Ngọ thể hiện sự chăm lo của hoàng đế tới quần thần nhưng trên hết đây là thời khắc chuyển mùa của Trời - Đất từ xuân sang hè nên việc ban quạt càng trở nên ý nghĩa hơn, đó là ban “Phúc Lành” từ Thiên Tử.

Lễ thiết triều