03
TẾT ĐOAN NGỌ

tục ĐEO BÙA NGŨ SẮC


Vào dịp tết Đoan Ngọ, người lớn thường đeo cho các em nhỏ chùm bùa ngũ sắc (bùa tua, bùa túi) hoặc túi vải hình vuông đựng hạt mùi khô ở ngực, buộc chỉ ngũ sắc ở cổ tay và cổ chân. Dân gian tin rằng: chỉ ngũ sắc ứng với màu ngũ hành giúp trừ tà; bột hùng hoàng có tác dụng xua đuổi rắn, rết; hạt mùi kỵ gió; trái cây ngụ ý giết sâu bọ.

tục TREO LÁ NGẢI


Ngày Đoan Ngọ dân gian lấy ngải treo trước cửa nhà tránh đau ốm và trừ tà. Tùy theo năm con giáp mà ngải được kết thành hình con vật cầm tinh năm đó, chẳng hạn năm Sửu kết hình con trâu, năm Hợi kết hình con lợn... Một số vùng thay treo ngải bằng nhánh xương rồng, lá liễu... hoặc đặt chậu xương rồng trong nhà.

04
TẾT ĐOAN NGỌ
05
TẾT ĐOAN NGỌ

tục GỘI ĐẦU/ XÔNG NƯỚC LÁ THƠM


Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre... để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn.

Đang tải...