Đèn lồng giấy


Đèn lồng giấy được tạo khung từ nan tre bọc ngoài bằng giấy. Đèn lồng giấy rất phong phú về hình dáng và màu sắc. Các chủ đề là những loại quả, loài vật gắn liền với cuộc sống sinh hoạt thường ngày như: đèn lồng hình quả bí, đèn xếp hình quả bầu, đèn thỏ, tôm, cua, cá, bướm...

XEM PANO

05
LUNG LINH TRĂNG RẰM
06
LUNG LINH TRĂNG RẰM

Đồ chơi giấy bóng kính


Đồ chơi giấy bóng kính gồm: đèn ông sao, ông sư, tàu thủy và con giống. Vật liệu chính là bóng kính được bọc lên bộ khung bằng tre, dùng hồ kết dính, bút lông, màu nước để trang trí. Xưa đèn được các thợ thủ công phố cổ Hà Nội làm, nay chỉ còn duy trì ở làng Hạ Thái (Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) và Báo Đáp (Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định).

XEM PANO

 

Đèn lon, đèn vỏ bưởi


Ngoài những chiếc đèn được làm cầu kỳ từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân làng nghề. Các bậc cha mẹ, ông bà còn giúp các em tận dụng các loại vật liệu thân quen như vỏ lon sữa, lon bia, vỏ bưởi, bóng nhựa... để tạo ra những chiếc đèn vô cùng “độc đáo”cho riêng mình. Dù chỉ là đèn tự chế nhưng ánh sáng của nó đã mang lại nhiều niềm hạnh phúc dung dị cho con trẻ.

XEM PANO

07
LUNG LINH TRĂNG RẰM
08
LUNG LINH TRĂNG RẰM

Tiến sĩ giấy


Từ xa xưa, ông cha ta luôn coi trọng việc học nên hình tượng tiến sĩ vinh quy đã đi sâu vào tâm thức người Việt. Với mong ước con cháu mình học giỏi, thành đạt, người lớn thường mua ông tiến sĩ giấy và ông đánh gậy trông trăng đặt ở vị trí trang trọng nhất trong mâm cỗ Trung thu. Hiện nay, chỉ còn nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến ở làng Hậu Ái (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) duy trì nghề.

XEM PANO

 
Đang tải...