Tết Đoan Ngọ là tết truyền thống của người Việt và một số nước Đông Á, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đoan Ngọ là ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm nên thường xảy ra nhiều bệnh dịch. Vì vậy, ông cha ta đã có nhiều phương cách trừ trùng, phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe như: tục giết sâu bọ, hái lá cây làm thuốc Nam, đeo bùa ngũ sắc… Đoan Ngọ còn được gọi là ngày “y dược toàn dân” với mục đích tôn vinh kinh nghiệm, phương pháp truyền thống dân gian và đề cao tinh thần phòng dịch bệnh. Thông điệp của ngày Tết Đoan Ngọ qua những phong tục độc đáo là cầu mong “sức khỏe, bình an”.
1. Đoan Ngọ: Đoan nghĩa là bắt đầu, ngọ là chỉ giờ ngọ từ lúc 11h-13h tức thời khắc nắng nhất trong ngày. Đoan ngọ nghĩa là ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm.
2. Đoan dương: Đoan nghĩa là bắt đầu, dương nghĩa là mặt trời là khí dương, Đoan dương nghĩa là lúc bắt đầu khí dương đang thịnh.
3. Đoan ngũ: Ngày trước người Việt Nam xứ kinh kỳ gọi ngày mồng 1 tháng 5 là ngày Đoan nhất, ngày mồng 2 là Đoan nhị cho đến ngày mùng 5 là Đoan ngũ.
4. Tết nửa năm: Theo lịch cổ của Việt Nam, tháng 5 là thời điểm giữa năm nên tết ngày mùng 5 tháng 5 còn gọi là tết nửa năm.
5. Tết “giết sâu bọ”: Vào sáng sớm ngày tết, khi vừa ngủ dậy, nhân dân có tục ăn uống các thức ăn để nhằm giết sâu bọ trong người nên thường gọi là tết giết sâu bọ.
1. Tục giết sâu bọ
2. Phong tục hái lá thuốc ngày Tết Đoan Ngọ
3. Tục đeo bùa ngũ sắc
4. Tục treo lá ngải
5. Tục gội đầu/xông nước lá thơm
6. Tục nhuộm móng tay móng chân
7. Tục đổ bệnh cho cây
8. Tục khảo cây
9. Tục mặc áo dấu
10. Tục xâu lỗ tai
11. Chúc tết - sêu tết
12. Chiếc quạt trong đời sống xưa và nay
13. Lễ ban quạt tại cung đình Thăng Long
Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh là ba đại nạn lớn mà mỗi thời đại đều đưa ra những luật định, chính sách để xử lý nhằm an dân. Trong lịch sử có ghi chép dưới thời vua Lê Thánh Tông (năm 1467) trong nước xảy ra dịch bệnh. Nhà vua đã ra chỉ dụ: “Từ nay trở đi phủ nào có bệnh dịch cho phép các quan lại địa phương dùng tiền thuế để mua thuốc phát cho dân”. Chính sách trên thể hiện sự quan tâm của triều đình phong kiến đối với sức khỏe người dân và mang tính nhân văn sâu sắc.
Ngày nay, truyền thống nhân văn ấy tiếp tục được phát huy, tỏa sáng qua những chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo chống dịch Covid - 19: “Chống dịch như chống giặc”; những hành động kịp thời của Nhà nước trên phương châm: “Tính mạng con người là trên hết”, “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.