13
TẾT ĐOAN NGỌ

Phong tục hái lá thảo dược làm thuốc


Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên ưu đãi cho nước ta nhiều loài cỏ cây hoa trái, mỗi loài có tác dụng chữa bệnh riêng. Vào giờ ngọ (11h-13h) ngày 5 tháng 5 là thời khắc dược tính trong các loại cây cỏ đạt đến mức cao nhất. Vì vậy, người dân thường đi hái các loại cây cỏ về băm nhỏ, phơi khô làm thuốc và trà, bảo quản cẩn thận để gia đình dùng cho cả năm.


Mình là sài đất chữa rôm sảy, viêm nhiễm nhé!

Lá sen là tớ giúp an thần, ngủ ngon nhé!

Mã đề giúp làm mát gan.

TỤC ĐEO BÙA NGŨ SẮC


Vào dịp tết Đoan Ngọ, người lớn thường đeo cho các em nhỏ chùm bùa ngũ sắc (bùa tua, bùa túi) hoặc túi vải hình vuông đựng hạt mùi khô ở ngực, buộc chỉ ngũ sắc ở cổ tay và cổ chân. Dân gian tin rằng: chỉ ngũ sắc ứng với màu ngũ hành giúp trừ tà; bột hùng hoàng có tác dụng xua đuổi rắn, rết; hạt mùi kỵ gió; trái cây ngụ ý giết sâu bọ.

14
TẾT ĐOAN NGỌ
15
TẾT ĐOAN NGỌ

Phố may bùa ngũ sắc ngày Tết Đoan Ngọ xưa (Phố Hàng Mụn)


Phố Hàng Mụn (Phố Hàng Bút ngày nay) là con phố nhỏ của dân nghèo sống bằng nghề khâu vá và may thuê. Họ đã mua vải vụn về may những chùm bùa ngũ sắc đựng hạt mùi hoặc bột hùng hoàng được đính thêm những quả như khế, ớt, đào, ổi… bằng vải và được trang trí thêm những dải nhiều sắc màu. Những chiếc bùa ngũ sắc được các gia đình mua về để đeo cho trẻ vào dịp tết Đoan Ngọ.

TỤC TREO LÁ NGẢI/CÂY XƯƠNG RỒNG


Ngày Đoan Ngọ dân gian lấy ngải treo trước cửa nhà tránh đau ốm và trừ tà. Tùy theo năm cầm tinh con gì mà ngải được kết thành hình con giáp năm đó, chẳng hạn năm Sửu kết hình con trâu, năm Hợi kết hình con lợn... Một số vùng thay treo ngải bằng nhánh xương rồng, lá liễu... hoặc đặt chậu xương rồng trong nhà.

16
TẾT ĐOAN NGỌ
17
TẾT ĐOAN NGỌ

TỤC GỘI ĐẦU/XÔNG NƯỚC LÁ THƠM


Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre... để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn trấn.

TỤC NHUỘM MÓNG TAY, MÓNG CHÂN


Vào buổi tối hôm trước mùng 5, phụ nữ và trẻ em thường đi lấy lá móng về nhuộm móng tay và chân. Lá móng được giã nhỏ, thêm 1 vài giọt chanh, trộn đều rồi đắp vào móng tay và móng chân, trừ ngón trỏ (ngón thần chỉ); dùng lá vông hoặc lá mướp bọc lại, dây rơm buộc cố định để qua đêm; sáng hôm sau mở ra, các móng đều có màu đỏ tươi.

18
TẾT ĐOAN NGỌ
19
TẾT ĐOAN NGỌ

TỤC XÂU LỖ TAI CHO BÉ GÁI


Xâu lỗ đeo khuyên tai là một tục có từ thời nguyên thủy, phổ biến ở mọi tộc người. Xuất phát từ nhiều quan niệm khác nhau như là một tín vật để làm đẹp, chữa bệnh, đánh dấu sự trưởng thành hay cầu mong sức khỏe. Theo thời gian, tục này chỉ chú trọng dành cho các bé gái.

MẶC ÁO DẤU CHO TRẺ EM


Một số gia đình thường mang áo lụa mới đến chùa, đình xin ấn son rồi mang về cho trẻ con mặc, ngụ ý dùng sức mạnh của thần thánh xua đuổi tà khí và tránh các tác động có hại của tự nhiên như sức nóng, rắn rết... tấn công. Tục này mang hướng tâm linh, đã không còn cách đây nhiều thập kỷ.

20
TẾT ĐOAN NGỌ
21
TẾT ĐOAN NGỌ

CHÚC TẾT - SÊU TẾT


Tết Đoan Ngọ là dịp thăm hỏi người thân như ông bà cha mẹ đến những người mang ơn thầy giáo, thầy thuốc... Đặc biệt, tết Đoan Ngọ xưa có lệ những chàng trai đã hỏi vợ nhưng chưa cưới phải đi sêu nhà bố mẹ vợ tương lai. Vật phẩm mang đi tết là vài chục con chim ngói, đôi ngỗng, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen, đường đen và hoa quả…

TỤC ĐỔ BỆNH CHO CÂY


Trong dân gian ở một số vùng thường truyền nhau, vào đúng giờ ngọ tết Đoan Ngọ làm một số “mẹo” để phòng và chữa bệnh như: cởi áo đánh trần xoa lưng vào cây chuối sẽ hết rôm sảy; chị em phụ nữ lấy dây quấn vào cây sẽ hết đau lưng; đúng giữa trưa ngửa mặt lên trời hoặc nuốt hoa vừng sẽ khỏi các bệnh về mắt...

22
TẾT ĐOAN NGỌ
23
TẾT ĐOAN NGỌ

TỤC KHẢO CÂY


Theo dân gian truyền, trong vườn nhà ai có cây đã trồng nhiều năm mà vẫn chưa ra quả hoặc ra rất ít đến ngày Đoan Ngọ sẽ tiến hành “khảo”, thường là cây mít, cây roi... Khảo cây có thể là một hoặc hai người, phần lớn là trẻ con. Người khảo dùng chày, dao hoặc gậy đánh vào thân, gốc, dọa không ra quả sẽ chặt cây. Người ở trên đóng vai cây van xin đừng chặt và hứa năm tới sẽ ra quả.