Quốc hiệu: Đại Việt
Kinh đô: Thăng Long; đổi tên Thăng Long thành Đông Đô (1397 - 1400)
Tòa điện thiết triều: Thiên An
Kinh thành Thăng Long thời Trần và thời Lý không có nhiều khác biệt. Trên nền tàng thành tựu của vương triều Lý, các vua vương triều Trần đã cho sửa chữa và xây dựng thêm một số cung điện trong khu vực Hoàng thành.
Quân dân Đại Việt thời Trần đã ba lần đánh bại sự xâm lược của quân Mông Nguyên.
Năm 1243, nhà Trần cho trùng tu Quốc Tử Giám, và đổi tên thành Viện Quốc học năm 1253. Tháng 9 năm đó, xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Viện Quốc Học nghe giảng Tứ thư Ngũ kinh
Quốc hiệu: Đại Việt
Kinh đô: Đông Kinh (tên khác của Thăng Long)
Tòa điện thiết triều: Kinh Thiên
Kết thúc 20 năm kháng chiến chống quân Minh toàn thắng, vua Lê Thái Tổ đã chọn Thăng Long làm kinh đô (đổi tên làm Đông Kinh). Thời kỳ này, không gian kinh thành không thay đổi so với thời Lý - Trần.
Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với sự tích vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Rùa thần khi cuộc chiến chống quân Minh kết thúc toàn thắng.
Hoàng thành thời Lê sơ được mở rộng về phía Tây và có diện tích lớn hơn so với thời Lý - Trần.
Quốc hiệu: Đại Việt
Kinh đô: Đông Kinh (tên khác của Thăng Long)
Tòa điện thiết triều: Kinh Thiên
Nhà Mạc cho đắp thêm các lũy đất bảo vệ mặt ngoài La thành (vòng thành ngoài cùng).
Trong khoảng 65 năm tại Thăng Long, nhà Mạc đã tổ chức được 22 khoa thi, lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên.
Quốc hiệu: Đại Việt
Kinh đô: Đông Kinh (tên khác của Thăng Long)
Tòa điện thiết triều: Kinh Thiên
Thời kỳ này, tại Thăng Long, bên cạnh chính quyền vua Lê trong khu Hoàng thành, một trung tâm quyền lực khác với nhiều thực quyền hơn được xây dựng - Phủ Chúa Trịnh.
Tranh vẽ Thăng Long nhìn từ sông Hồng, thế kỷ XVII Tác giả: Trịnh Quang Vũ
Tranh vẽ phủ Chúa Trịnh, thế kỷ XVII - Tác giả: Trịnh Quang Vũ
Quốc hiệu: Việt Nam (năm 1804); Đại Nam (từ năm 1838)
Kinh đô: Huế
Thăng Long thời Nguyễn giữ vị trí là Thủ phủ Trấn Bắc thành (tương đương Bắc bộ ngày nay, trước năm 1831); được đổi tên thành tỉnh Hà Nội, năm 1831. Điện Kính Thiên (năm 1841 đổi tên thành Điện Long Thiên) được lựa chọn làm hành cung mỗi khi vua Nguyễn ngự giá bắc tuần.
Chùa Báo Ân, cuối thế kỷ XIX
Bản đồ Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX
Quốc hiệu: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2/7/1976)
Thủ đô: Hà Nội
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dân tộc Việt Nam bước sang một giai đoạn lịch sử mới, và Hà Nội trở lại với vai trò Thủ đô của đất nước.