Thiền sư Vạn Hạnh có vai trò lớn trong việc nuôi, dạy vua Lý Công Uẩn trưởng thành. Khi nhà Tiền Lê suy thoái, với sự bạo ngược của vua Lê Ngọa Triều, chính Thiền sư Vạn Hạnh là người đã chỉ ra những dấu hiệu và những lời sấm truyền về việc người dòng họ Lý sẽ thay thế nhà Lê làm minh chủ thiên hạ.
Tượng thiền sư Vạn Hạnh trên núi Tiêu Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh
The statue of bonze Vạn Hạnh on Tiêu Sơn Mount, Từ Sơn, Bắc Ninh province
Vua (Lý Công Uẩn) “Bé đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường; Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: “Đứa bé này (Lý Công Uẩn) không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”. Trích Đại Việt sử ký toàn thư
Chùa Tiêu (Lục Tổ) là nơi vua Lý Công Uẩn học tập và rèn luyện từ nhỏ
Tiêu pagoda (Lục Tổ) was where King Lý Công Uẩn studied and trained himself when he was a kid
Đền thờ vua Lê Đại Hành, Hoa Lư, Ninh Bình
“Đại Hành băng, Trung Tông bị giết, vua (Lý Công Uẩn) ôm xác mà khóc, Ngọa Triều khen là người trung, cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Đến khi Ngọa Triều băng, bèn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đại xá thiên hạ”. Trích: Đại Việt sử ký toàn thư
XEM PANOĐền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Hoa Lư, Ninh Bình
Hoa Lư là không gian giao thoa giữa miền núi và miền đồng bằng nên rất phù hợp trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ lực lượng. Khu vực này vốn là đất bản bộ của vua Đinh Bộ Lĩnh. Từ năm 968 - 1009, thời nhà Đinh - Tiên Lê đã chọn vùng đất này làm Kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Trước khi lên ngôi, Lý Công Uẩn là một đại thần giữ chức vị quan trọng dưới thời vua Lê Ngọa Triều. Ông lên ngôi tại Hoa Lư năm 1009 và quyết định dời đô về Đại La chỉ vài tháng sau khi lên ngôi.
XEM PANOBản đồ: Khu vực Thăng Long - Hà Nội là một vùng đồng bằng rộng lớn; được bảo quanh bởi núi Ba Vì, Tam Đảo, Sóc Sơn… và dòng sông Hồng. Với hệ thống giao thông thủy, bộ liên hoàn, nơi đây thuận tiện cho việc giao lưu, lan tỏa mọi miền của đất nước.
XEM PANO
Ngô Thì Sĩ nhận đinh: Đất Long Đỗ (tức Thăng Long) có “Núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương (sông Hồng) như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm họ giàu có … là nơi trung tâm của đất nước, bốn phương chầu về. Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này”.
Trích: Đại Việt sử ký tiền biên
“Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổỉ. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồì. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
XEM PANOVua Lý Thái Tổ và những vị vua đầu triều Lý đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng, hoàn thiện quy hoạch không gian Kinh đô Thăng Long với cấu trúc tổng thể gồm 3 vòng thành bao bọc lẫn nhau: Đại La thành (vòng ngoài), Thăng Long thành (vòng giữa, còn gọi là Hoàng thành), Long thành (vòng trong cùng, còn gọi là Cấm thành). Thăng Long với vai trò kinh đô, trở thành trung tâm quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa bậc nhất của đất nước. Trải qua nhiều triều đại từ Lý, Trần, Lê, qua bao biến thiên của lịch sử, Thăng Long cũng có lúc thịnh, suy cùng vận mệnh dân tộc nhưng vai trò kinh đô của một nước luôn được khẳng định. Trong khoảng hơn 1000 năm, Thăng Long - Hà Nội gần như liên tục giữ vị trí trung tâm của Tổ quốc. Điều này khẳng định hơn nữa về vị thế của mảnh đất nghìn năm văn vật, một trung tâm chính trị, kinh tế lâu đời, tiêu biểu cho tâm hồn và trí tuệ của dân tộc Việt Nam.
XEM PANO