Rước xuân ngưu vào điện đình tiến vua


Lễ tế thần kết thúc, tượng trâu được kính cẩn đặt lên ngai để quan và dân các phường trong kinh thành rước về điện đình tiến vua. Đoàn rước đi tới đâu thì dân ở hai bên phường mang pháo ra đốt chào đón trâu. Thỉ thoảng các quan cầm cành dâu lần lượt quất lên mình trâu mấy cái, tỏ ý trừ bỏ những điều không may và khuyến khích việc cày cấy. Dân chúng trong kinh thành theo lệ, hàng năm cứ đến ngày này đều nô nức rủ nhau đi dự đám rước thần. Đây thực sự là một ngày hội lớn của Thăng Long. Đến cửa Đông Hoa của Hoàng thành, đoàn người dừng lại, chỉ có quan Phủ Doãn cùng binh lính tùy tùng làm nhiệm vụ tiếp tục rước trâu vào sân điện.

XEM PANO

05
TẾT NGUYÊN ĐÁN
06
TẾT NGUYÊN ĐÁN

Lễ Tiến xuân ngưu tại điện Kính Thiên


Sáng sớm ngày Lập xuân, sân điện được dàn bày nghi trượng, cờ xí, nhã nhạc theo đúng qui định. Khi tiếng chuông trống nổi lên, các quan văn, võ đầy đủ phẩm phục trang nghiêm từ cửa Đoan Môn tiến vào sân điện dự lễ. Quan văn võ đứng theo phẩm trật phía đông tây sân rồng, vua ngự trên ngai tại chính giữa cửa điện Kính Thiên. Sau khi các quan hành lễ trước vua theo đúng nghi thức thiết triều, quan Phủ Doãn đến giữa ngự đạo quỳ trước án xuân ngưu làm nhiệm vụ tiến xuân. Quan đại trí từ tâu: “Đầu xuân thời tiết tốt, lễ nên chúc mừng” rồi lui về vị trí của mình. Các quan văn, võ dưới sân điện cùng quỳ lạy, lễ xong, vua trở về cung.

XEM PANO

 

Lễ Ban xuân ngưu cho các quan và các cung miếu trong Kinh thành


1215 xuân ngưu và thần Câu mang nhỏ được đặt trên mâm gỗ sơn son thếp vàng, mỗi mâm 5 con, phủ lụa màu vàng chanh. Lễ tiến xuân kết thúc, quan Công khoa phụng lĩnh trâu đất và thần Câu mang nhỏ kính ban cho các quan dự lễ trước, số còn lại theo qui định mà ban phát cho các bộ, các cung, miếu trong kinh thành Thăng Long. Ban xuân ngưu là nghi thức duy nhất chỉ có dưới triều Lê, vua ban xuân ngưu cho các quan là mong muốn để cùng “tống tiễn khí lạnh mùa đông”. Những ai được nhận xuân ngưu đều mừng rỡ vì đầu năm nhận được lộc của vua ban, coi đây là điềm may cho cả năm.

XEM PANO

07
TẾT NGUYÊN ĐÁN
08
TẾT NGUYÊN ĐÁN

Trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long một số phong tục tết Nguyên đán truyền thống


Trong tâm thức của người Việt, tết Nguyên đán là tết quan trọng và linh thiêng nhất. Tuy nhiên, hiện nay trước bối cảnh hội nhập, giao lưu quốc tế, không ít bộ phận thế hệ trẻ đang xem nhẹ giá trị văn hóa tết cổ truyền của dân tộc. Đứng trước thực trạng này, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức thường niên chương trình tết Việt, giới thiệu và trưng bày một số phong tục nhằm đáp ứng nhu cầu vui xuân của nhân dân thủ đô, đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

XEM PANO

 
Đang tải...