Treo câu đối đỏ


Khi tết đến xuân về, cùng với việc trang hoàng nhà cửa, các gia đình treo câu đối từ ngoài cổng đến trong nhà. Vào thời Lê, khắp thành Thăng Long, từ bậc vua chúa, quan lại, thầy đồ, nhà buôn, các tầng lớp dân nghèo, nhà nào cũng treo câu đối. Câu đối được viết bằng mực nho trên nền giấy đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành và sự ấm áp của ngày xuân. Treo câu đối tết được đánh giá như tinh hoa của cội nguồn, là món ăn tinh thần ngày Tết.

XEM PANO

09
LUNG LINH TRĂNG RẰM
10
LUNG LINH TRĂNG RẰM

Treo tranh tết


Người xưa treo tranh với ý nghĩa “tống cựu, nghênh tân”, đón chờ những điều tốt lành trong năm mới. Sau ngày 23, các gia đình thường gỡ các bức tranh cũ xuống, treo tranh mới lên. Các bức tranh thường được treo ngày Tết như: “Gà đàn”, “Lợn đàn” tượng trưng cho khát vọng sung túc cả năm; “Vinh hoa - Phú quý” với mong muốn gia đình làm ăn khấm khá, con cái “đủ nếp đủ tẻ”; tranh trâu, tranh gà để đón khí dương ấm áp của mùa xuân về.Hàng Trống, Đông Hồ và Kim Hoàng là ba dòng tranh nổi tiếng của Thăng Long và vùng ven đất kinh kỳ.

XEM PANO

 

Thú chơi hoa và cây cảnh


Thú chơi hoa và cây cảnh đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Hoa và cây được đặt ở nhiều không gian trong nhà, tạo không khí rộn ràng đón tết. Trên bàn thờ thường là hoa cúc, vạn thọ, lay ơn, hoa huệ và cây phất lộc… Trong phòng khách không thể thiếu hoa đào, hoa mai, hoa lan, thủy tiên, thược dược, violet, đồng tiền, cây quất. Mỗi loài hoa mang đặc trưng riêng, song đều biểu trưng cho sự may mắn, sung túc, bình an. Thú vui thanh tao ấy không chỉ là thưởng thức hương sắc của thiên nhiên mà còn gửi gắm những ước muốn tốt đẹp trong năm mới.

XEM PANO

11
LUNG LINH TRĂNG RẰM
12
LUNG LINH TRĂNG RẰM

Phong tục thờ cúng ngày tết


Vào ngày 23 tháng Chạp, sau lễ bao sái bàn thờ, mọi nhà làm lễ cúng Táo quân chầu trời. Các gia đình sắm sửa mâm ngũ quả, các loại mứt tết, bánh kẹo để dâng lên bàn thờ gia tiên. Chiều 30 tết có lễ cúng tất niên - cúng trình với tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30là lễ trừ tịch để tiễn vị thần Hành khiển năm cũ, đón vị thần Hành khiển năm mới. Sáng mùng 1 Tết là cúng nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 và ngày mồng 2, mọi nhà chuẩn bị cho lễ chiêu điện (cúng sáng) và tịch điện (cúng chiều). Ngày mồng 3, các gia đình thường làm lễ cúng tạ hóa vàng. Phong tục thờ cúng vào ngày Tết Nguyên Đán thể hiện truyền thống biết ơn tổ tiên của người Việt.

XEM PANO

 
Đang tải...