TẾT NGUYÊN ĐÁN


Tết Nguyên đán hay còn gọi là “tết cả”, “tết ta” hay “tết âm lịch” là tết đầu tiên mở đầu của một năm. Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp trong năm cũ và kết thúc vào ngày mùng 7 tháng Giêng của năm mới với nhiều nghi lễ long trọng diễn ra ở cung đình và dân gian. Mọi công việc đều tạm ngưng dành cho việc tế tự tổ tiên, nghỉ ngơi, sum họp, thăm hỏi người thân và dành cho nhau những lời chúc mừng tốt đẹp.

XEM PANO

01
TẾT NGUYÊN ĐÁN
02
TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên Đán trong cung đình


Vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều nghi lễ được tổ chức thể hiện sự tôn nghiêm và quyền uy của bậc thiên tử. Dưới thời Lê, trước tết, các nghi lễ Ban lịch, lễ Tiến xuân ngưu (rước trâu đất và thần Câu mang), lễ Tảo loát ấn phù, lễ Thướng tiêu diễn ra. Các lễ trong tết và sau tết như: lễ Trừ tịch, lễ tết Chính đán, lễ Ba ngày Tết, lễ Tế giao, lễ Khai hạ, lễ Khai ấn, lễ Bảo thần, lễ Khánh thọ.

XEM PANO

03
TẾT NGUYÊN ĐÁN

Lịch thời trung đại và Lễ tiến, ban lịch trong cung đình


Trong các triều đại phong kiến, vua coi mình là thiên tử, là người nối giữa trời và dân nên phải có trách nhiệm làm lịch báo cho dân biết thời gian, thời tiết để làm nông vụ, tế lễ, ổn định đời sống. Thời Lý đã cho dựng lầu Chính Dương làm nơi trông coi tính toán giờ khắc và soạn lịch Thụ thời. Thời Trần thành lập cơ quan chuyên trách Thái sử cục. Nhà thiên văn học Đặng Lộ đã soạn bộ Lịch Hiệp Kỷ thay cho bộ lịch trước đó. Thời Lê, triều đình sử dụng bộ Khâm Thụ Lịch, Bách Trúng Kinh và thành lập Tư Thiên giám. Nghi lễ tiến Hoàng Lịch lên vua và ban lịch cho các quan được tiến hành. Khi nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Phú Xuân, dùng lịch Hiệp Kỷ, cho lập Khâm Thiên giám và tổ chức lễ Ban sóc.

XEM PANO

04
TẾT NGUYÊN ĐÁN

Quá trình biên soạn lịch của Tư thiên giám


Tư Thiên Giám là cơ quan chuyên môn trung ương thuộc bộ Lễ phụ trách. Chức năng của Tư Thiên giám là dự báo thời tiết, xem ngày giờ, địa lý phong thủy... nhưng quan trọng nhất là làm lịch. Tư Thiên giám có 9 người, gồm: 1 quan Thiên lệnh giám, 1 Phó Giám, 1 Giám thừa, 1 Thần lang, 5 ngũ quan chính. Từ tháng 2, Tư Thiên Giám tiến hành quan sát, tính toán thời gian mọc, lặn của mặt trời, mặt trăng; phân chia thời gian theo ngày, giờ; biên soạn lịch công cho năm mới. Quá trình biên soạn lịch đòi hỏi nghiêm túc và chính xác.

XEM PANO

Đang tải...