05
TRUNG THU SUM VẦY

Múa lân - sư - rồng, hát trống quân


Múa lân, múa sư tử, múa rồng là hoạt động không thể thiếu của các em nhỏ vào mỗi dịp Tết Trung thu. Đám múa lân, sư tử nhảy múa rộn ràng, theo sau là các em nhỏ cầm đèn tạo không khí vui nhộn cả ngõ phố. Múa lân, sư tử, rồng tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà. Ngoài ra, tại các vùng quê, các đôi trai gái thường cùng nhau ra đình, ra sông hát trống quân.

XEM PANO

 

Đèn kéo quân


Đèn kéo quân là loại đèn bắt nguồn từ điển tích nói về lòng hiếu thảo, tình yêu thương dành cho ông bà, bố mẹ. Bên trong đèn có những hình ảnh dân gian thân thuộc được gắn lên khi đốt đèn bóng của hình đó sẽ in lên mặt ngoài của đèn và xoay quanh vòng tròn liên tục, nhìn như một đoàn quân đang di chuyển dài vô tận nên gọi là đèn kéo quân. Sau này, các “quân” được cải tiến có chủ đề đa dạng như: ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, thầy trò Đường Tăng... Hiện nay, thôn Đàn Viên (Hà Nội); làng Mật Sơn (Thanh Hóa) vẫn làm đèn kéo quân.

XEM PANO

06
TRUNG THU SUM VẦY
07
TRUNG THU SUM VẦY

Đèn lồng giấy


Đèn lồng giấy màu đỏ là thứ đồ chơi dễ làm không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Đèn được tạo khung từ nan tre bọc ngoài bằng giấy hoặc giấy màu được xếp thành nếp và được thắp nến bên trong để các em cầm đi chơi Trung thu. Các chủ đề là những loại quả, loài vật gắn liền với cuộc sống sinh hoạt thường ngày như: đèn lồng hình quả bí, đèn xếp hình quả bầu, đèn thỏ, tôm, cua, cá, bướm...

XEM PANO

 

Tiến sĩ giấy


Từ xa xưa, ông cha ta luôn coi trọng việc học nên hình tượng tiến sĩ vinh quy đã đi sâu vào tâm thức người Việt. Với mong ước con cháu mình học giỏi, thành đạt, người lớn thường mua ông tiến sĩ giấy và ông đánh gậy trông trăng đặt ở vị trí trang trọng nhất trong mâm cỗ Trung thu. Hiện nay, chỉ còn gia đình cô Nguyễn Thị Tuyến ở làng Hậu Ái (Hà Nội) duy trì nghề.

XEM PANO

08
TRUNG THU SUM VẦY
Đang tải...