Chào mừng bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
Đã 75 năm trôi qua, kể từ ngày toàn dân Việt Nam đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên (6/1/1946), chúng ta lại tiếp tục bước vào ngày hội non sông - cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026
Ảnh: Bích chương chào mừng bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2016
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Ngay sau ngày 2/9/1945, tức là một ngày sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trái gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v…"
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945.
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự buổi họp mặt với các cử tri Thủ đô tại bãi Phúc Tân, ngày 5/1/1946
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam.
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trong cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên…
Ảnh: Quang cảnh trước hội trường. Quốc hội đã ban bố bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1946.
(nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam)
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Tổng tuyển cử năm 1946, cả nước đã bầu được 333 đại biểu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%).
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại dịp Tổng Tuyển cử, ngày 6/1/1946: “Quốc hội nước ta là Quốc hội đầu tiên của các nước Đông Nam Á, là Quốc hội đầu tiên của các nước thuộc địa được độc lập tự do”
(nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam).
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Sau ngày 30/4/1975, Đảng ta đã sớm nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc đó là phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước: “cần tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và chủ nghĩa xã hội”.
Ảnh: Xe tăng quân Giải phóng húc đổ cánh cổng thép tại Dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975.
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Ngày 25 tháng 4 năm 1976, với không khí là ngày hội lớn của toàn dân Việt Nam, trên 23 triệu cử tri trên cả nước đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất.
Ảnh: Đồng chí Lê Duẩn bỏ phiếu bầu cử Quốc Hội khóa 6 tại khu vực Ba Đình, Hà Nội, ngày 25/4/1976.
Nguồn: TTXVN
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Cuộc bầu cử được tiến hành nhanh, gọn và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ cử tri đi bầu trong cả nước đạt 98,77%, trong đó miền Bắc đạt 99,36%, miền Nam là 98,59%.
Ảnh: Công nhân nhà máy Dệt 8/3 bỏ phiếu bầu Quốc Hội, ngày 25/4/1976.
Nguồn: TTXVN
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Nhân dân Ba Đình đi bỏ phiếu bầu Quốc Hội, ngày 25/4/1976.
Nguồn: TTXVN
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Cử tri đã lựa chọn và bầu 492 đại biểu Quốc hội gồm đủ các thành phần công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, đại biểu các tầng lớp thanh niên, phụ nữ, đại biểu các dân tộc thiểu số và các tôn giáo.
Ảnh: Hàng vạn nhân dân Sài Gòn mít tinh chào mừng ngày bầu cử Quốc Hội Thống nhất, ngày 23/4/1976.
Nguồn: TTXVN.
Hai cuộc Tổng tuyển cử đặc biệt trong lịch sử dân tộc
Đoàn Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh về thủ đô Hà Nội dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, năm 1976.
Nguồn: TTXVN.
Bầu cử là quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân đối với đất nước
Hãy sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu, xứng đáng để bầu vào Quốc Hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 !