Nếu giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tài thao lược của đồng chí Văn Tiến
Dũng thể hiện ở việc cầm quân xông pha nơi trận mạc thì khi đảm nhận cương vị
Tổng Tham mưu trưởng ông cùng Bộ Tổng Tham mưu đã thực hiện tốt nhiệm vụ, góp
phần làm nên trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” buộc Pháp
ký vào Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Sang cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Khu A- Bộ Quốc phòng, ông cùng Bộ Chính trị,
Quân ủy Trung ương đưa ra những quyết sách quan trọng, chịu trách nhiệm trực tiếp
chỉ đạo nhiều chiến dịch có tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng như chiến
dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Tây Nguyên (1975) đặc biệt là
Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh - giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đồng chí Văn Tiến Dũng - vị Tổng Tham mưu trưởng lâu năm nhất với 25 năm trong lịch
sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1953-1978) - người có tư duy nhạy bén, dày dạn kinh
nghiệm thực tiễn là danh tướng quân sự chính trị, song toàn trong thời đại Hồ Chí Minh.
Thượng tướng Văn Tiến Dũng làm việc với Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 4/2/1970.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Thượng tướng Văn Tiến Dũng thăm một đơn vị bộ đội tên lửa tại Hà Nội, ngày 19/12/1972.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Thượng tướng Văn Tiến Dũng tại Sở Chỉ huy Phòng không - Không quân, Hà Nội, 1972.
Nguồn: Bảo tàng Phòng không - Không quân
“Xe vượt cầu Long Biên vào Hà Nội. Bác (Chủ tịch Hồ Chí Minh) trầm ngâm một lát rồi nói: “Hà Nội mà không có lực lượng phòng không mạnh thì như nhà không có nóc!””
(Đại tướng Văn Tiến Dũng thuật lại)
Thượng tướng Văn Tiến Dũng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị pháo phòng không ở Hà Nội, năm 1966.
Nguồn: TTXVN
Đồng chí Văn Tiến Dũng tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị pháo phòng không ở Quảng Bá (Đại đội cao xạ 57), Hà Nội, năm 1966.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Đồng chí Văn Tiến Dũng kiểm tra Bộ đội Hải quân chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Quang cảnh Hội nghị Trung Giã, tháng 7/1954.
Nguồn: Life
Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng trưởng đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Trung Giã, tháng 7/1954.
Nguồn: Life
Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng trưởng đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Trung Giã, tháng 7/1954.
Nguồn: Life
Thiếu tướng, trưởng đoàn Văn Tiến Dũng đi trên chiếc xe Jeep sơn dòng chữ:
“Xe của tướng Đờ Ca-xtơ-ri, chiến lợi phẩm Điện Biên Phủ”. Hội nghị bừng lên
trong bài diễn văn khai mạc của Thiếu tướng Văn Tiến Dũng...
Ngay sau buổi khai mạc, Đại tá Len-nuy-ơ (Lennuyeux) - Trưởng đoàn Pháp gặp riêng Thiếu tướng Văn Tiến Dũng
và nói:
"Chúng ta đều là quân nhân, chúng ta có quyền tự hào về chiến thắng của mình.
Nhưng, đã ngồi vào đàm phán với nhau thì đừng làm nhục nhau. Đề nghị thiếu tướng cho
thay chiếc xe của Thiếu tướng Đờ Ca-xtơ-ri"
.
Thiếu tướng Văn Tiến Dũng mỉm cười nhân hậu. Buổi chiều, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng vẫn đi chiếc xe đó, nhưng dòng chữ được che
bằng một câu khác. Đại tá Len-nuy-ơ cảm ơn Thiếu tướng Văn Tiến Dũng về cử chỉ lịch
thiệp này...
(Câu chuyện bên lề Hội nghị Trung Giã)
Đoàn xe của phái đoàn Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Trung Giã, tháng 7/1954.
Sắc lệnh số 220/SL về việc nhân dịp kỉ niệm ngày 02/9/1954, thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì đối với Thiếu tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3
Trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Tổng Tham mưu trưởng, Thiếu tướng Văn
Tiến Dũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc tổ chức đẩy mạnh chiến tranh du kích khu
vực đồng bằng, ngăn sự tiếp viện của thực dân Pháp lên Điện Biên Phủ; Mặt khác, Ông đảm
nhiệm việc tổ chức chi viện liên tục sức người, sức của từ hậu phương liên khu 3, 4 lên tiền tuyến.
Thiếu tướng Văn Tiến Dũng năm 1954.
Nguồn: Sưu tầm
Hàng vạn xe đạp thồ, xe trâu, xe bò, xe ngựa, thuyền bè đã chở hàng chục vạn tấn gạo, thực phẩm, đạn dược ra mặt trận Điện Biên Phủ, 1953 - 1954.
Nguồn: TTXVN
Các đơn vị bộ binh băng rừng lội suối tiến đánh cứ điểm Điện Biên Phủ, 1954.
Nguồn: TTXVN
Thượng tướng Văn Tiến Dũng báo tin chiến thắng của chiến dịch về Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, năm 1971.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Quân giải phóng đánh thẳng vào trung tâm chỉ huy lữ đoàn lính dù 147 Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ngày 22/3/1971.
Nguồn: TTXVN
Chiến sĩ quân giải phóng đánh xe tăng địch tại mặt trận Đường 9 - Nam Lào, năm 1971.
Nguồn: TTXVN
Thượng tướng Văn Tiến Dũng nghe báo cáo sau khi đi thực địa chiến trường, năm 1971.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa tại mặt trận gần biên giới Việt - Lào, năm 1971.
Nguồn: Life
Lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa tại mặt trận gần biên giới Việt - Lào, năm 1971.
Nguồn: Life
Trong những năm 1971, 1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng với vai trò là đại diện của Bộ Chính trị và
Quân ủy Trung ương thường xuyên trực tiếp có mặt tại các mặt trận then chốt, chỉ huy những chiến dịch lớn làm
thay đổi cục diện chiến trường, theo hướng có lợi cho cách mạng miền Nam.
Đầu năm 1971, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa triển khai cuộc hành quân quy mô lớn “Lam Sơn 719” với
những toan tính và tham vọng lớn trong mục đích: Đánh phá, cắt đứt hoàn toàn từ gốc tuyến hành lang chi viện
chiến lược Bắc - Nam (đường Trường Sơn).
Thượng tướng Văn Tiến Dũng cùng Bộ Tổng Tham mưu họp bàn quyết định kế hoạch, phương châm tác chiến, 8/2/1971.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Thượng tướng Văn Tiến Dũng trên đường vào chiến dịch, tháng 1/1971.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Thượng tướng Văn Tiến Dũng điện báo tin chiến thắng và trao đổi tình hình chiến trường với Tổng Hành dinh, tháng 3/1972.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Quân giải phóng làm chủ cứ điểm Đầu Mầu, Quảng Trị, 31/3/1972.
Nguồn: Sưu tầm
Tại Sở chỉ huy chiến dịch Trị - Thiên, sau ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng, ngày 2/5/1972.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Thượng tướng Văn Tiến Dũng đi thực địa tại mặt trận Quảng Trị, năm 1972.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Thượng tướng Văn Tiến Dũng tại mặt trận Quảng Trị, năm 1972.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Thượng tướng Văn Tiến Dũng tại mặt trận Quảng Trị, năm 1972.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Trị - Thiên được xác định là hướng chiến lược chủ yếu nhằm tiêu diệt lớn quân địch và mở rộng vùng giải phóng, góp phần làm thay đổi lực lượng giữa ta và địch, thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam.
Thượng tướng Văn Tiến Dũng nghiên cứu, phân tích chiến dịch tại Sở Chỉ huy mặt trận Quảng Trị, tháng 4/1972.
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Bộ Tư lệnh mặt trận Quảng Trị, xuân 1972.
Nguồn: Gia đình Đại tướng