Kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(2/9/1945 - 2/9/2020)
Độc lập, tự do là quyền và khát vọng muôn đời của dân tộc Việt Nam. Khát vọng thiêng liêng đó được bắt nguồn từ truyền thống yêu nước; được giữ gìn, hun đúc đồng hành cùng lịch sử dân tộc, và bùng cháy mỗi khi chủ quyền lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm bởi các thế lực ngoại bang.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, Việt Nam phải đương đầu với bao mối họa xâm lăng, nhưng cũng từng đó thời gian nền Độc lập dân tộc được giữ vững và bảo vệ. Điều này càng minh chứng hơn về một hệ giá trị trường tồn của người Việt Nam: Khát vọng Độc lập, Tự do.
Vua Lý Thái Tổ quyết định Dời Đô Năm 1010 vua Lý Công Uẩn dời đô từ thành Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long, mang ý nghĩa là Rồng bay
Năm 1077, Lý Thường Kiệt phụng mệnh vua Lý Nhân Tông xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, chống lại âm mưu xâm lược của nhà Tống. Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà được vang lên giữa lúc cuộc chiến đang diễn ra ác liệt; như một lời hịch khích lệ tinh thần quân dân Đại Việt đánh bại quân đội nhà Tống.
Nam Quốc Sơn Hà
Nguồn: Đại Việt Sử ký toàn thư
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.”
Khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt; đề cao tinh thần tự tôn của một dân tộc độc lập.
Lược đồ kháng chiến chống Tống năm 1077
Nguồn: Sách giáo khoa Lịch sử 7, Nxb Giáo
dục
Năm 1428 vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) lên ngôi, kết thúc thắng lợi 20 năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
Nguyễn Trãi nhận lệnh soạn Bình Ngô Đại cáo - bố cáo với thiên hạ về sự nghiệp kháng Minh thành công và bắt tay xây dựng lại đất nước.
Bình Ngô đại cáo, áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, được xem là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của nước Việt Nam; khẳng định tư thế độc lập, tự chủ của nước Đại Việt.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương…”
Tiếp nối vương triều Lý, Trần, vua Lê Thái Tổ chọn Thăng Long làm Kinh đô và cho đổi tên thành Đông Kinh.
Điện Kính Thiên tòa điện trung tâm dùng làm nơi thiết triều được xây dựng.
Thời vua Lê Thánh Tông, Cấm thành (Long Phượng thành) được mở rộng về phía Tây.
Từ thế kỷ XVI - XVIII, Hoàng thành Thăng Long được tu sửa và xây dựng thêm một số kiến trúc cũ và mới. Tuy nhiên, sau khi hình thành một khu trung tâm chính trị mới với nhiều thực quyền là phủ Chúa Trịnh thì Hoàng thành Thăng Long của vua Lê dần bị mất đi vai trò quan trọng của mình.
Năm 1802 Vua Gia Long (thời Nguyễn) chọn Huế làm kinh đô mới. Thăng Long giữ vai trò làm thủ phủ trấn Bắc thành.
Năm 1831 Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội, sau cải cách hành chính của vua Minh Mạng.
Thành Hà Nội năm 1888
1802 - 1831 - 1902
Sau khi chiếm được Hà Nội, năm 1902, người Pháp đã chọn thành phố Hà Nội làm Thủ đô của Liên Bang Đông Dương.
Cách đây 75 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Đó là tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn, khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng đầu, ngày 22/12/1944.
Đây là hạt nhân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia trực tiếp vào khởi nghĩa giành chính quyền Tháng 8/1945
Bản Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, ngày 12/3/1945
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
Báo Cờ Giải phóng, số ra ngày 28/6/1945
Nguồn: Bảo tàng Hà Nội
Tổng bộ Việt Minh triệu tập Quốc dân Đại hội ở Đình làng Tân Trào tỉnh Tuyên Quang:
1. Thi hành nghị quyết phát động Tổng khởi nghĩa ngày 16/8/1945
2. Tuyên ngôn của Ủy ban Dân tộc giải phóng
3. Cây đa Tân Trào
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa hạ lệnh tổng khởi nghĩa vào lúc 11 giờ đêm ngày 13/8/1945.
Quân lệnh viết: “phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng! (…). Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”.
Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên thuộc Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) tại Tân Trào năm 1945
Nguồn: Bảo tàng Tuyên Quang
Tranh vẽ tái hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Quốc dân Đại hội tại Tân Trào, ngày 16-17/8/1945
Nguồn: Bảo tàng Tuyên Quang
“Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Bức thư kêu gọi đồng bào cả nước khởi nghĩa giành chính quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Nhân dân Thái Nguyên tham gia giành chính quyền, ngày 20/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Trụ sở Việt Nam giải phóng quân sau khi giành chính quyền tại Thái Nguyên ngày 20/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhân dân Hải Phòng tham gia giành chính quyền, ngày 23/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhân dân Nghệ An tham gia giành chính quyền, ngày 21/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhân dân Hòn Gai, Quảng Ninh tham gia giành chính quyền, ngày 26/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhân dân Quảng Nam tham gia giành chính quyền, ngày 18/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhân dân Quảng Ngãi tham gia giành chính quyền, ngày 27/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhân dân Cần Thơ tham gia giành chính quyền ngày 26/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Đồng chí Võ Nguyên Giáp duyệt các đơn vị vũ trang vừa ở chiến khu về tham gia giành chính quyền ở Thủ đô, năm 1945
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Nhân dân Hà Nội giành chính quyền. Các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ, ngày 19/8/1945.
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Các lực lượng quần chúng đánh chiếm Trại Bảo an binh, ngày 19/8/1945
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Lễ chào cờ thành lập chính quyền Cách mạng tại quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội, ngày 19/9/1945
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Nhân dân Huế giành chính quyền, ngày 23/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhân dân Sài Gòn giành chính quyền, ngày 25/8/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhân dân Sài Gòn giành chính quyền, ngày 25/8/1945
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Nhân dân Sài Gòn giành chính quyền, ngày 25/8/1945
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Ngày 30/8/1945, tại cửa Ngọ Môn ở Hoàng thành Huế diễn ra buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Đây là một nghi lễ mang tính biểu tượng đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở Việt Nam
Vua Bảo Đại tại điện Kiến Trung, chuẩn bị cho Lễ thoái vị, ngày 30/8/1945
Nguồn: Sưu tầm
“Trẫm thà làm dân của một nước Độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.
Hình ảnh tái hiện sự kiện vua Bảo Đại trao ấn, kiếm cho đoàn đại biểu Chính phủ Lâm thời trên lầu Ngọ Môn chiều 30/8/1945
Nguồn: Sưu tầm
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình, nằm trong không gian của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Bác Hồ đọc Tuyên ngôi độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Giải Phóng quân đứng ở lễ đài Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe đến Quảng trường Ba Đình, Ngày 2/9/1945
Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam
Quang cảnh Lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Quang cảnh Lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Hàng triệu đồng bào đem theo cờ đỏ sao vàng có mặt tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội để chứng kiến thời khắc lịch sử của dân tộc Việt Nam ngày 2/9/1945
Nguồn: Sưu tầm
Người dân tập trung dự lễ Độc lập ở Sài Gòn, ngày 2/9/1945
Nguồn: Sưu tầm
Gồm 1.120 chữ, được sắp xếp trong 49 câu, với bốn điểm đặc biệt:
1. Được hoàn thành trong một thời gian rất ngắn, từ ngày 26 đến 29-8-1945;
2. Được đưa ra tham khảo ý kiến của Ban Thường vụ Trung ương và một sĩ quan thuộc Cơ quan tình báo Mỹ (OSS) - Thiếu tá Patti;
3. Được mở đầu bằng các đoạn trích trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1791) về các quyền cơ bản của con người;
4. Do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp viết với lời văn đanh thép, lập luận chặt chẽ, dễ hiểu, thể hiện quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do mới giành được của cả dân tộc Việt Nam.
(PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà - Viện Lịch sử Đảng,Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại dịp Tổng Tuyển cử, ngày 6/1/1946:
“Quốc hội nước ta là Quốc hội đầu tiên của các nước Đông Nam Á, là Quốc hội đầu tiên của các nước thuộc địa được độc lập tự do”
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên thệ trước Quốc hội, ngày 2/3/1946
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên ở nước ta, năm 1946
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Cuộc họp chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1945
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
Thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên thệ trước Quốc hội, ngày 2/3/1946
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa, nghệ thuật của một quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập trong gần một thiên niên kỷ, quá trình hình thành một nhà nước hiện đại ở châu Á. Những sự kiện trọng đại như vậy đều được thể hiện một cách rất điển hình trong Khu Di sản Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Cách Mạng tháng Tám tại Hà Nội và đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình - một địa điểm hiện nay thuộc vùng đệm của Khu Di sản.
Việt Nam trên bản đồ Thế giới
Việt Nam trên bản đổ khu vực Châu Á
Bản đồ Việt Nam
Bản đồ thành phố Hà Nội
Vị trí và bố cục, tinh thần và ý nghĩa Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nằm trong khu vực của Trung tâm chính trị Ba Đình, nơi tập trung trung quyền lực tối cao về mặt chính trị, quân sự và hành chính của nước Việt Nam hiện đại. Đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trên thực tế, Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là tâm điểm của toàn bộ quá trình lịch sử hình thành nên không gian chính trị Ba Đình.
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Khu Trung tâm Chính trị Ba Đình
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
Việt Nam là quốc gia tiên phong trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á và châu Á. Sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945) đã trở thành một nguồn động lực mạnh mẽ, góp phần để phong trào giải phóng dân tộc lan tỏa và phát triển mạnh mẽ tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh trong thế kỷ XX.
Inđônêxia tuyên bố độc lập vào ngày 17/8/1945. Chính phủ mới được thành lập ngày 4/9/1945.
Đại diện Mỹ và Cộng hòa Philippines đã ký kết với nhau một bản Hiệp ước quan hệ giữa hai chính phủ, qua đó công nhận Philippines là một quốc gia độc lập, ngày 4/7/1946
Sau khi giành được quyền độc lập từ thực dân Anh, Nhà nước Cộng hòa Ai Cập được thành lập vào năm 1953
Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa Ấn Độ ngày 26/1/1950
Cách mạng Cuba do Fidel Castro lãnh đạo giành thắng lợi và một chính phủ Xã hội Chủ nghĩa được thành lập vào ngày 1/1/1959