Những nỗ lực cuối cùng để bảo vệ nền hòa
bình mong manh của dân tộc ta thất bại vì sự
bội ước của thực dân Pháp. Chiến tranh đã nổ
ra. Đêm 19/12/1946, hưởng ứng “Lời kêu gọi
Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, quân và dân Hà Nội đã cùng cả nước
đứng lên. Pháo đài Láng nã những loạt đạn đầu
tiên, mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ. Trong
cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù, mặt
trận Hà Nội đã trở thành điển hình cho đường
lối chiến tranh nhân dân. Mỗi ngôi nhà, từng
con phố đều trở thành trận địa, chiến hào. Mỗi
người dân từ cậu bé 9 tuổi đến cụ già tóc hoa
râm, từ anh nhạc sĩ đến chị nông dân, từ một
trí thức tiểu tư sản đến anh công nhân áo xanh,
giầy vải… Tất cả đã cùng chung vai gánh vác
với đội quân anh dũng của Trung đoàn Thủ đô
và các chiến sĩ tự vệ thành trong trọng trách
giam chân địch, tạo điều kiện cho Trung ương
Đảng, Chính phủ rút lên chiến khu an toàn. Tất
cả những con người bình thường đó đã gắn bó
với nhau trong cùng ý chí “Quyết tử để Tổ quốc
quyết sinh”, làm nên khúc tráng ca của Hà Nội
60 ngày đêm khói lửa.
“Thái độ của nước Pháp ở Đông
Dương rất giản đơn. Nước Pháp có
ý định khôi phục lại chủ quyền ở
Đông Dương”.
(Tướng De Gaulle)
Báo Cứu Quốc số 412 ngày 21/11/1946: Bộ đội Pháp
đã gây cuộc xung đột lớn ở Hải Phòng từ 9h sáng đến
21h ngày 20/11 và có tính xâm lăng rõ rệt.
Nguồn: Thư viện Quốc gia
Báo Cứu Quốc số 440 ngày 19/12/1946: Lại một
tối hậu thư của quân Pháp ở Hà Nội.
Nguồn: Thư viện Quốc gia
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946.
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Nhà ông Nguyễn Văn Dương ở Vạn Phúc - Hà Đông,
nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi Toàn quốc
kháng chiến, năm 1946.
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Pháo đài Láng, nơi nổ phát súng đầu tiên báo hiệu
toàn quốc kháng chiến vào đêm 19/12/1946.
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Bộ đội ta đào giao thông hào tại Bắc Bộ phủ trong
những ngày đầu kháng chiến.
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Bộ đội, lực lượng tự vệ chiến đấu của Thủ đô nghiên
cứu, bố trí các công sự trên đê Nhật Tân.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Nhân dân Thủ đô ở đầu phố Hàng Đào đang
theo dõi bích báo.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Dân quân du kích đang đặt mìn để chống
xe tăng giặc.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu kiên cường
bảo vệ từng ngôi nhà, từng tấc đất của
Thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Các lực lượng tự vệ chiến đấu tại mặt trận Hà Nội.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Vệ quốc đoàn, công nhân đang đục tường nhà
máy Diêm để tác chiến.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Các chiến lũy được dựng lên khắp các đường phố
Hà Nội nhằm chặn bước tiến của thực dân Pháp.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Một tổ chiến đấu tiếp giáp với quân địch ở dãy
phố trước mặt trong phố Hàng Chiếu.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Quân đội Pháp bị bao vây, giam chân tại mặt trận
Hà Nội.
Nguồn: Sưu tầm
Quân Pháp trong khu phố ở Hà Nội.
Nguồn: Sưu tầm.
Chiến sĩ quyết tử hội ý đánh cơ giới địch bằng bom ba
càng tại mặt trận Hoàng Mai - Tương Mai - Giáp Nhị.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Thư chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
Trung đoàn Thủ đô.
Nguồn: Bảo tàng Hà Nộ
Các chiến sĩ đang nghe Thư chúc Tết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1947.
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội
Việt Nam
Các chiến sĩ Cảm tử quân đang chuyển khẩu súng
máy thu được của địch ở ngã tư Hàng Đậu về vị trí
chiến đấu.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô đang nghiên cứu
bản đồ các khu phố để đánh giặc trong Liên khu I,
Hà Nội.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Xe tăng và xe quân sự của quân đội Pháp sử dụng
trong trận đánh ở Hà Nội.
Nguồn: Sưu tầm
Nhạc sĩ - chiến sĩ quyết tử Lương Ngọc Trác bên
các Vệ út Trang Công Lũy, Phạm Đình Luận.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Từ trái qua phải hàng đầu là các Vệ út: Phạm Đình Luận
(9 tuổi), Phùng Đệ (13 tuổi), Trang Công Lũy (10 tuổi);
hàng thứ 2 là các chiến sĩ Vệ quốc đoàn: Võ Quân Sơn,
Trần Đức Thảo, Lê Thùy.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Các Vệ út bên đồng chí Đỗ Đình Sửu cán bộ
Ban Chính trị Trung đoàn Thủ đô.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Phố Hàng Đồng đổ nát trong 60 ngày đêm
chiến đấu.
Nguồn: Bảo tàng Hà Nội
Phố phường Hà Nội đổ nát trong 60 ngày đêm
khói lửa.
Nguồn: Bảo tàng Hà Nội
Phố Bát Sứ đổ nát trong 60
ngày đêm khói lửa.
Nguồn: Bảo tàng Hà Nội
Chiến lũy được nhân dân và các chiến sĩ dựng
lên khắp các con phố của Hà Nội nhằm cản
bước tiến của quân thù.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Nữ tự vệ thành Hoàng Diệu trong kháng chiến
chống Pháp, Hà Nội.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Đồng chí Trần Văn Tôn, Đại đội trưởng tự vệ hy sinh
trên nóc nhà 3 tầng phố Huế trong một trận đột
kích lao bom phá kho vũ khí của Pháp.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Một đơn vị chiến đấu của Trung đoàn Thủ đô tại Hà Nội.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Một tổ trọng liên của đội tự vệ nhà ga Hà Nội
đang theo dõi máy bay địch, năm 1946 - 1947.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Chiến lũy được dựng lên trên trên ngã ba phố
Tạ Hiện - Cầu Gỗ.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
Hai chị em Nguyễn Thị Nhung
và Nguyễn Thị Thục, hai chiến sĩ
quyết tử đang phân chia quà Tết
của đồng bào gửi tặng các chiến
sĩ Thủ đô, năm 1947.
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Nông dân mang lương thực tiếp tế cho chiến sĩ tại
mặt trận Voi Phục.
Tác giả: Nguyễn Bá Khoản
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô
tại phố Hàng Bạc, ngày 13/01/1947.
Cuộc họp của Ban Chỉ huy Trung đoàn Thủ đô