Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, sau gần 5 năm đàm phán.
Theo Hiệp định, Mỹ và các nước phải tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; và phải rút quân khỏi Việt Nam.
Thắng lợi này đã đưa cách mạng miền Nam lên một bước phát triển mới.
Sau hiệp định Paris, Đảng Lao động Việt Nam đã khẳng định:
“Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng”; tiếp tục đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại Hiệp định của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa;
Toàn miền Bắc là hậu phương lớn, đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam; hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngày 27/1/1973 tại Paris “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” được ký kết giữa 4 bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Cuộc đàm phán đi đến ký kết Hiệp định diễn ra trong gần 5 năm (13/5/1968 - 27/1/1973), gồm: 201 phiên họp công khai và 45 phiên họp riêng.
XEM PANO
Hiệp định Paris nêu rõ: Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.
Ngay sau khi Hiệp định Paris được
ký kết, Tổng thống Mỹ Nixon đã có
cuộc gặp gỡ Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu tại biệt thự cá nhân (Nhà
Trắng miền Tây) ở San Clemente,
California, Mỹ. Cuộc trao đổi này
nhằm đảm bảo sự tiếp tục hậu thuẫn
về quân sự và tài chính của Mỹ cho
chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Trước tình thế mới, tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp Hội nghị lần thứ 21. Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới: “Tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện một miền Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, phồn vinh, tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà”.
XEM PANOCách mạng miền Nam bước vào giai đoạn mới; miền Bắc tăng cường chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân dồn lực cho trận chiến cuối cùng.
XEM PANO
Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là đỉnh cao trong chỉ đạo tác chiến và chớp thời cơ chiến lược
quyết tâm giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.
Bộ Chính trị đã quyết định lựa chọn Tây Nguyên để mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.
Ngày 10/3/1975, các đơn vị chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nổ súng tấn công và giải phóng Buôn Mê Thuột.
Đây là chiến thắng có vai trò then chốt mở màn chiến dịch.
Sau những thất bại liên tiếp, quân đội Việt Nam Cộng hòa rút bỏ Tây Nguyên lui về giữ Huế, Đà Nẵng và dải đồng bằng ven biển miền Trung.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo các lực lượng liên tục tấn công,
tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; chớp thời cơ chiến lược giải phóng Huế (25/3/1975) và Đà Nẵng (29/3/1975).
Đầu tháng 4/1975, với mệnh lệnh “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” từ Tổng Hành dinh,
các lực lượng quân đội chủ lực và nhân dân địa phương đã tiến công giải phóng các tỉnh duyên hải miền Trung.
Đồng thời, từ ngày 14/4 - 29/4/1975, Bộ Tư lệnh Hải quân đã giải phóng các đảo trong quần đảo Trường Sa và các đảo trên biển Đông.
11h30’ ngày 30/4/1975 lá cờ Giải phóng tung bay trên nóc phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh -
chiến dịch cuối cùng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Các đồng chí tham dự Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng.
Chủ trì Hội nghị là Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn (đứng
giữa); hàng bên trái, từ dưới lên, gồm: đồng chí
Phạm Hùng (thứ 2), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ
4), đồng chí Lê Đức Thọ; hàng bên phải, từ dưới
lên, gồm Đại tướng Văn Tiến Dũng, đồng chí Trường
Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng.
Bộ Chính trị kết luận: thông qua Kế
hoạch chiến lược 2 năm 1975, 1976;
nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ và
nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối
năm 1975 thì lập tức giải phóng miền
Nam trong năm 1975.
Tại Tổng Hành dinh (Nhà D67), trong thời gian diễn ra Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, ngày 27/12/1974, theo đề xuất của đồng chí Phạm Hùng và Trung tướng Trần Văn Trà, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết định cho lực lượng tại mặt trận Đông Nam Bộ tấn công giải phóng tỉnh Phước Long.
XEM PANOTháng 2/1975, để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ huy cuộc tiến công chiến lược Xuân 1975, đặc biệt là bảo đảm cho chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào chiến trường, hình thành bộ phận đại diện Bộ Tổng tư lệnh ở chiến trường miền Nam (mang mật danh Đoàn A75).
XEM PANOKhi chiến dịch Tây Nguyên đang trên đà thắng lợi, tại Tổng Hành dinh (Nhà D67), Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương gấp rút tổ chức hội nghị.
XEM PANOQuân Giải phóng tiến vào cửa Ngọ Môn, phía trước thành nội Huế
XEM PANO
Khi Huế chuẩn bị được giải phóng,
quân đội Việt Nam Cộng hòa rút chạy
về co cụm tại Đà Nẵng, tại Tổng Hành
dinh (Nhà D67) Bộ Chính trị nhanh
chóng tổ chức Hội nghị mở rộng.
Bộ Chính trị kết luận: Thời
cơ chiến lược đã tới, một ngày bằng
20 năm, nắm vững thời cơ, hành động
nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ; Giải
phóng Sài Gòn trước mùa mưa.
Quân Giải phóng làm chủ các
cơ quan, đơn vị của chính
quyền, quân đội Việt Nam Cộng
hòa trong thành phố Đà Nẵng
Hàng vạn binh lính Việt Nam
Cộng hòa ở Quảng - Đà đã ra
trình diện với chính quyền
cách mạng
Nhân dân thành phố Đà Nẵng đổ
ra đường mừng đón quân giải
phóng với chính quyền cách
mạng
Tại Tổng Hành dinh (Nhà D67),
Quân ủy Trung ương họp ngày
31/3/1975 quyết định: Tổng
tiến công giải phóng hoàn
toàn miền Nam trong thời gian
sớm nhất, tốt nhất là trong
tháng 4/1975. Phương châm là
“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ,
chắc thắng”.
Ngày 7/4/1975
Đại tướng Võ Nguyên Giáp -
Bí thư Quân ủy Trung ương
ra bức mật điện số 1574,
lệnh cho các đơn vị: “Thần
tốc, thần tốc hơn nữa; táo
bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh
thủ từng giờ từng phút, xốc
tới mặt trận, giải phóng
miền Nam. Quyết chiến và
toàn thắng”.
Ngày 14/4/1975, tại Tổng Hành dinh (Nhà D67), Bộ Chính trị họp và ra bức điện mật số 37/K, quyết định: “chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Chủ trì cuộc họp là đồng chí Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn (ngồi thứ 3 bên phải), tiếp theo là đồng chí Trường Chinh, đồng chí Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục Tác chiến); bên trái là Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đang phát biểu).
XEM PANO
Ngày 26/4/1975 các lực lượng quân Giải
phóng trên tất cả 5 hướng đồng loạt nổ
súng tiến công vào Sài Gòn
Việt Nam Cộng hòa -
8 ngày 2 đời Tổng thống
Ngày 28/4/1975
Trần Văn Hương từ chức Tổng thống,
tướng Dương Văn Minh lên kế nhiệm
Ngày 24/4/1975
Nhà Trắng gấp rút triển khai kế hoạch
di tản người Mỹ tại Sài Gòn
Ngày 26/4/1975 -
Nổ súng tấn công giải phóng
Sài Gòn
Ngày 28/4/1975 -
Giải phóng Biên Hòa
Ngày 29/4/1975 - Giải phóng quần đảo Trường Sa
Ngày 29/4/1975
Nhà Trắng và chiến dịch Gió Lốc
Ngày 29/4/1975
Sài Gòn hỗn loạn
Ngày 30/4/1975 - Sài Gòn sụp đổ
XEM PANO11h30’ngày 30/4/1975, lá cờ Giải phóng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu thắng lợi hoàn toàn của chiến dịch Hồ Chí Minh. Các đoàn quân giải phóng tiến về, tiếp quản thành phố Sài Gòn trong niềm vui hân hoan của người dân. Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn nhanh chóng được thành lập do Thượng tướng Trần Văn Trà làm chủ tịch, giữ vững an ninh, trật tự toàn thành phố.
Tại Hà Nội, vào thời khắc lịch sử thiêng liêng, hàng vạn người dân Thủ đô đổ ra khắp các đường phố diễu hành mừng chiến thắng lịch sử của dân tộc. Tại Tổng Hành dinh (Nhà D67), các đồng chí Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến chiến dịch, tạm thời ngừng làm việc, đón mừng tin chiến thắng từ Sài Gòn điện về. Theo Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại phòng họp vào giờ phút đón mừng tin chiến thắng: “Tiếng cười nói rộn ràng, vui vẻ. Phấn khởi, nghẹn ngào, xúc động đến trào nước mắt... Ai nấy đều nhớ đến Bác Hồ”.
XEM PANONhân dân Sài Gòn kéo đến Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng, ngày 30/4/1975
XEM PANOSau khi nghe tin Sài Gòn giải phóng hàng vạn thanh niên Thủ đô đã đổ ra đường reo hò, tuần hành mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc, ngày 30/4/1975
XEM PANONhân dân Sài Gòn ra đường đón quân giải phóng, ngày 30/4/1975
XEM PANONiềm vui của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng tại Sài Gòn sau ngày giải phóng, 5/1975
XEM PANO