“Chưa bao giờ lực lượng B-52 của Mỹ vấp phải một hệ thống phòng
không có hiệu lực đến như thế và bị thiệt hại nhiều máy bay đến như thế
trong một khoảng thời gian ngắn như thế”.
Đó là lời thuật lại của một phi công Mỹ tham gia trong cuộc tập kích
đường không chiến lược với “siêu pháo đài bay” B.52 đánh vào Hà
Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam cuối tháng 12 năm 1972, được
hãng Thông tấn AFP ghi lại, sau khi chiến dịch kết thúc 2 ngày.
Sự thất bại của B.52 trên bầu trời Hà Nội mãi là một sự kiện kinh
điển trong lịch sử quân sự thế giới, hay là nỗi khiếp sợ của chính
những người khơi mào cho chiến dịch này. Và đối với mỗi thế hệ
người dân Việt Nam, sự kiện này sẽ còn được nhắc đến như một trong
những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử dân tộc.
Chiến thắng đó đã minh chứng cho quyết tâm chỉ đạo của Bộ Chính
trị và Quân ủy Trung ương đánh bại âm mưu leo thang chiến tranh
phá hoại ra miền Bắc Việt Nam của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là tầm nhìn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh “tiên đoán” sớm về việc Mỹ sẽ đem B.52
đánh ra Hà Nội. Ở đó có một lưới lửa phòng không nhiều tầng được
Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam và các đơn vị chiến đấu
giăng sẵn để chờ B.52. Ở đó có những chiến công và sự hy sinh… Trên
tất cả, quân và dân Hà Nội đã làm nên một chiến thắng lịch sử và buộc
Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký hiệp định Paris và rút quân về
nước
Và ngay khi chiến dịch còn chưa kết thúc, người đứng đầu của Nhà Trắng vào thời điểm đó đã phải thừa nhận: “Nỗi lo sợ của tôi trong những ngày này không phải là do làn sóng phản đối và phê phán nghiêm khắc ở trong nước và thế giới, mà chính là ở mức độ tổn thất về máy bay B.52 quá nặng nề”. (Tổng thống Mỹ Richard Nixon)
Sau 50 năm, ngày những chiếc B.52 bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội,
nhiều sự thật lịch sử đã được giải mã, nhưng chiến thắng này mãi còn
nguyên những giá trị và những bài học lịch sử. Triển lãm “Từ mặt đất
đến bầu trời” được xây dựng dựa trên mục tiêu đó. Triển lãm mong
muốn góp phần làm rõ hơn về một thế trận phòng không mà quân và
dân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã chuẩn bị, chiến đấu
đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược với mật danh
Linerbaker II của Mỹ. Đặc biệt là vai trò chỉ huy, kết nối thông suốt các
mặt trận từ căn hầm Chỉ huy Tác chiến (Hầm T1).
Triển lãm là sự phối hợp thực hiện giữa:
- Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
- Bảo tàng Chiến thắng B.52, Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà
Nội
- Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 923
Cùng với không gian triển lãm được tổ chức tại Khu di sản Hoàng
thành Thăng Long - Hà Nội, một triển lãm có tên gọi “Hà Nội - Điện
Biên Phủ trên không” cũng được diễn ra tại Bảo tàng Chiến thắng
B.52. Đây là sự nối tiếp của 2 phần nội dung trong chương trình hợp
tác, và làm rõ hơn về một trong những chiến thắng quan trọng trong
lịch sử quân sự Việt Nam: “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
BAN TỔ CHỨC
Địch phá ta cứ đi
Nguồn: Trường Sinh (1972)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các chiến sĩ lực lượng phòng không bảo vệ Thủ đô, ngày 25/9/1966
"Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ
cũng sẽ đưa B.52 ra đánh
Hà Nội, rồi có thua nó mới
chịu thua. Phải dự kiến
trước mọi tình huống,
càng sớm càng tốt, để có
thời gian mà suy nghĩ,
chuẩn bị... Ở Việt Nam, Mỹ
sẽ nhất định thua, nhưng
nó chỉ chịu thua trên bầu
trời Hà Nội".
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
6 Trung đoàn tên lửa phòng không
15 Trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo phòng không
4 Trung đoàn không quân
4 Trung đoàn Radar
Lực lượng dân quân tự vệ khắp các địa phương
Người Hà Nội đi sơ tán
“BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, KHÔNG LỰC HOA KỲ CÓ THỂ BỊT MẮT TOÀN BỘ HỆ THỐNG RADAR CỦA BẮC VIỆT”
Sải cánh (m): 56.39
Diện tích cánh (m2): 371.60
Tầm bay cao: 20km.
Bay xa: 20.000km mà không phải tiếp dầu.
Chiều dài toàn bộ (m): 49.05
Mang được 100 quả bom với tổng trọng lượng 30 tấn.
Mỗi chiếc B.52 mang trong mình 16 máy phát nhiễu tích cực, 2 máy gây nhiễu tiêu cực,
2 máy thu tần số radar của đối phương,… có thể làm nhiễu loạn toàn bộ hệ thống thông tin
và vô hiệu hóa tất cả các đài radar của đối phương.
Mỗi khi đi ném bom, B.52 thường bay theo đội hình lớn, tối thiểu là một tốp 3 chiếc,
trung bình là 6 tốp, tức là từ 18 đến 21 chiếc.
Đi kèm B52 là một lực lượng máy bay rất đông gồm F.4, F.8, F.105… bao quanh
tạo thành hàng rào “không thể chọc thủng”.
Một tốp 3 chiếc B.52 sẽ biến một diện tích 2 km2 thành bình địa.
“Ngày 13/12/1972, tôi quyết định hoãn
cuộc thương lượng. Ngày 14/12/1972, tôi
ra lệnh thả thủy lôi cảng Hải Phòng và
cho máy bay trinh sát toàn miền Bắc Việt
Nam để chuẩn bị ném bom Hà Nội, Hải
Phòng bằng máy bay B.52. Đó là quyết
định khó khăn nhất mà tôi thực hiện
trong thời gian tôi làm Tổng thống”.
(Hồi ký Nich-xơn)
193/400 máy bay B.52; Cất cánh 663 lần
01 Liên đội F.111 gồm 150 chiếc cất cánh mỗi đêm từ 10 - 25 lần/chiếc
50 chiếc máy bay KC.135 tiếp dầu trên không
60 tàu chiến các loại của hạm đội 7 ở Thái Bình Dương
6/14 Biên đội tàu sân bay ngoài khơi biển đông
1.077/3.043 Không quân chiến thuật; Cất cánh 3.920 lần
Quân ủy Trung ương nhận định tình hình địch và ra chỉ thị số 81/QU “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại mới của đế quốc Mỹ”, ngày 17/2/1972
"“Cả nước đang hướng về Hà Nội. Toàn thế
giới đang hướng về Hà Nội từng giờ, từng
phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương
theo dõi cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận
mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay
các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội”.
(Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Cục Tác chiến lên phương án chiến đấu bảo vệ vùng trời Hà Nội và đánh thắng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ, cuối tháng 12/1972
Đồng chí Đào Đình Luyện - Tư lệnh Binh chủng Phòng không - Không quân báo cáo Bộ
Tổng tham mưu kế hoạch chiến đấu bảo vệ vùng trời Hà Nội, năm 1972
Nguồn: Bảo tàng PKKQVN
Cuốn sách "Cách đánh B.52" được coi là “Cẩm nang bìa đỏ” của Bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam trong việc tìm và diệt B.52
Chỉ thị số 81-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về tăng
cường sẵn sàng chiến đấu
và phòng không nhân dân
trong tình hình mới, ngày
01/4/1972
Nguồn: Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Đồng chí Phạm Trương Uy cùng kíp trắc thủ tiểu đoàn 64 Trung
đoàn 236 rút kinh nghiệm sau trận đánh bắn rơi máy bay B.52 tại
Quảng Trị, ngày 4/4/1972
Nguồn: TTXVN
Các đơn vị phòng
không Hà Nội giải lao
trước khi bước vào
những trận đánh lớn
bảo vệ vùng trời Thủ
đô, năm 1972
Nguồn: TTXVN
Các đồng chí ở Bộ Tư
lệnh Quân chủng
Phòng không - Không
quân trình bày kế
hoạch bảo vệ vùng
trời Hà Nội với Đại
tướng Võ Nguyên
Giáp
Nguồn: Bảo tàng PKKQVN
Đồng chí Văn Tiến
Dũng, Tổng Tham mưu
trưởng Quân đội Nhân
dân Việt Nam nghe Bộ
Tư lệnh Phòng không -
Không quân báo cáo
lần cuối về kế hoạch
đánh B.52 của Mỹ,
24/11/1972
Nguồn: Bảo tàng PKKQVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh máy bay B.52 tại sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân, năm 1972
Trong trận Điện Biên Phủ trên không, pháo cao xạ đã được lệnh ôm sát các trận địa tên lửa để bảo vệ hỏa lực đánh B.52
Các đơn vị Ra đa phát hiện mục tiêu sẵn sàng làm nhiệm vụ
Tự vệ nhà máy dệt kim Đông Xuân sẵn sàng chiến đấu, năm 1972
Nguồn: TTXVN
Phân đội 6 bộ đội tên lửa bảo vệ Thủ đô rút kinh nghiệm
sau những giây phút chiến đấu dũng cảm, năm 1972
Nguồn: TTXVN
Bộ đội tên lửa chuẩn bị chiến đấu, năm 1972
Nguồn: Bảo tàng chiến thắng B.52
Các đồng chí thợ máy ngày đêm phục vụ đơn vị Không quân trong những ngày chiến đấu ác liệt tháng 12/1972
“Trong Hầm Chỉ huy không khí rất khẩn
trương và ai ai cũng hướng lên cái bảng
tiêu đồ, nơi chúng tôi thường trực ở đó. Tôi
cũng như các đồng chí khác đứng ở phía cửa hầm
để nhìn về cái bảng tiêu đồ có hình bản đồ Việt Nam.
Khi nhìn vào đó, tôi thấy các tốp máy bay B.52 của Mỹ đi
từ phía Thái Lan sang và đi từ phía hạm đội, lúc đó gọi là
hạm đội 7, ở biển vào nhiều lắm. Bình thường chúng tôi đi (vẽ)
thì chỉ có vài đường bay thôi nhưng mà hôm đó rất là nhiều, chi
chít ở hai bên cánh của bản đồ đi lên nhiều tốp B.52, không những
nhiều tốp B.52 mà còn rất nhiều những các tốp máy bay F của Mỹ bay
vào”.
(BÀ ĐOÀN THỊ HỢP, TIÊU ĐỒ VIÊN TẠI HẦM SỞ CHỈ HUY TÁC CHIẾN TRONG 12 NGÀY ĐÊM, NĂM 1972)
Tổ tiêu đồ chụp
trên nóc Hầm Chỉ
huy tác chiến
(Hầm T1)
Nguồn: Tiêu đồ viên Nguyễn Đức Khánh
“Trong các tiếng chuông
điện thoại, hình như tiếng
chuông điện thoại ở chiếc máy
liên lạc với Cục Tác chiến có một âm
sắc riêng. Mỗi lần tiếng chuông reo
lên đều làm cho mọi người trong Sở Chỉ
huy phải chú ý”.
(Trung tướng Lê Văn Tri)
Tại Sở Chỉ huy tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, tổ tiêu đồ đang thao tác đánh dấu mục tiêu
“Tôi khẩn trương chạy lại trên tường ấn cái còi báo
động phòng không thì còi điện nằm trên Hội
trường Ba Đình rú vang lên báo cho nhân dân biết.
Sau đó, theo quy định tất cả còi báo động khác của
thành phố đều phải kéo còi lên cho nên cả thành
phố Hà Nội được báo động trước 35 phút. Thời điểm
đó, cả Hà Nội có 16 cái còi báo động như thế, và có
quy định dù có được lệnh của Sở Chỉ huy hay không
nhưng khi nghe thấy tiếng còi ở hội trường Ba Đình
mà rú lên thì tất cả các còi khác mặc nhiên là phải
theo để báo cáo cho kịp”.
(ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN NINH - TRỰC BAN PHÓ TẠI HẦM T1, NĂM 1972)
Đồng chí Nguyễn Văn Ninh cùng kíp trực ban tác chiến đang theo dõi diễn biến chiến dịch trên bảng tiêu đồ tại Sở Chỉ huy
“Bay vào Hà Nội chỉ
như một cuộc dạo
chơi trong đêm
phương Đông, ở độ
cao 10.000m, đối
phương không thể với
tới, các bạn chỉ cần ấn
nút rồi trở về căn cứ
an toàn, sạch sẽ”.
(Phi công điều khiển B.52 của Mỹ)
Các phi đội ném bom B.52 của Không lực Hoa Kỳ tại căn cứ Không quân Andersen ở Guam được thông báo về Chiến dịch Linebacker II
Máy bay B.52 của Mỹ tập kết tại căn cứ quân sự Guam, năm 1972
Chiếc B.52G của lực lượng Không quân Hoa Kỳ cất cánh tại căn cứ quân sự Andersen, Guam
Ngày 18/12/1972, Đại đội 16 cùng với đại đội 45, Trung đoàn Ra đa 291 đã phát hiện B.52 sớm và báo về trung tâm trước 35 phút
“Lúc 19 giờ ngày 18 tháng 12, Đại đội 16 (Trung đoàn ra đa 291) ở khu vực Diễn
Châu (Nghệ An) phát hiện tốp B.52 đầu tiên cách tây Hà Nội 300 ki-lô-mét. Theo
chỉ thị của Bộ tổng Tham mưu, Cục Tác chiến thông báo cho các cơ quan và phát
lệnh báo động phòng không cho toàn Hà Nội”.
(Trung tướng Lê Văn Tri)
“Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 60km… Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Đồng bào nhanh chóng tìm nơi ẩn nấp”.
Tự vệ quyết thắng Nhà máy Bưu điện, truyền thanh Hà Nội, tháng 12/1972
Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt và kíp chiến đấu Tiểu đoàn 57 chiến đấu giỏi, bắn rơi tại chỗ 04 máy bay B.52. Riêng đêm ngày 20 rạng ngày 21/12/1972 chỉ với 2 quả đạn cuối cùng trong 2 phút (từ 5h9’ đến 5h11’) đã bắn rơi 1 chiếc B.52
Lưới lửa phòng không của Hà Nội
đang nhả đạn vào kẻ thù, năm 1972
Nguồn: TTXVN
Phân đội 7 bộ đội tên lửa,
một trong những đơn vị lập
công xuất sắc trong các trận
chiến đấu bắn hạ nhiều máy
bay B.52, năm 1972
Nguồn: TTXVN
“Trên bầu trời bay hàng
chục cái, hàng trăm cái như
thế mình chọn làm thế nào cho
đúng chiếc B.52 nằm trong các dải
nhiễu ấy thì đây là một trong những khó
khăn của bộ đội phòng không không
quân…”
(Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt -
Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tên lửa 57)
“Cuộc chiến đấu diễn ra ác
liệt. Tổng Hành dinh làm việc
24/24 giờ. Các đồng chí cơ yếu,
quân báo, tác chiến, thông tin… mắt
hõm sâu qua những đêm thức trắng... Tôi
thường xuyên gọi điện cho Bộ Tư lệnh Sư
đoàn Phòng không Hà Nội… đặc biệt nhấn mạnh
phải khẩn trương ráp đạn, tiết kiệm đạn, đạn tên lửa
chỉ dùng để đánh B.52”.
(Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Đại tướng Võ Nguyên
Giáp về thăm và biểu
dương thành tích của
đơn vị tự vệ khu phố K và
T đã dùng súng bộ binh
bắn rơi một máy bay
F.111 của giặc Mỹ
Nguồn: TTXVN
Mảnh xác B.52G bị bắn
rơi đêm 18/12/1972 là
chiếc máy bay B.52 đầu
tiên bị tên lửa bắn rơI
trên bầu trời Hà Nội
Nguồn: TTXVN
Tự vệ xí nghiệp đóng xe ca
quận Ba Đình đánh máy
bay B.52 trong 12 ngày
đêm, năm 1972
Nguồn: TTXVN
Giặc Mỹ ném bom hủy
diệt bệnh viện Bạch
Mai, ngày 22/12/1972
Nguồn: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội
Trường Chinh đến
thăm trận địa pháo cao
xạ đã xuất sắc trong
các trận chiến đấu bắn
rơi máy bay Mỹ, năm
1972
Nguồn: TTXVN
Ga Hàng Cỏ bị bom Mỹ đánh phá
Nguồn: TTXVN
Hà Nội sẵn sàng
“Địch sẽ tập trung đánh
các trận địa tên lửa.
Phải tìm mọi cách bảo vệ
tên lửa để tiếp tục tiêu
diệt B.52. Chú ý bảo đảm
đạn tên lửa để đánh
được liên tục. Cố gắng
phát huy tác dụng của
không quân nhằm B.52
mà đánh”.
(Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Phi công anh hùng Nguyễn Đức Soát người đã từng bắn hạ 6 máy bay Mỹ cùng đồng đội
Máy bay của ta xuất kích, năm 1972
Nguồn: TTXVN
Xác máy bay bị quân dân ta bắn rơi
đang bốc cháy trên đường Hoàng Hoa
Thám, tháng 12/1972
Nguồn: TTXVN
“Chưa bao giờ lực
lượng B.52 của Mỹ vấp
phải một hệ thống phòng
không có hiệu lực đến như thế
và bị thiệt hại nhiều máy bay đến
như thế trong một khoảng thời gian
ngắn như thế”.
(AFP, 31/12/1972)
Phi công Vũ Xuân Thiều, Trung đoàn
Không quân tiêm kích 927 sử dụng máy
bay MIG.21 bắn rơi một máy bay B.52,
ngày 28/12/1972
Nguồn: TTXVN
“Với B.52, tất cả
đã sẵn sàng
quyết chiến,
bằng bất cứ giá
nào cũng đánh,
bất cứ điều kiện
nào cũng đánh…”.
(Phi công Vũ Xuân Thiều)
Phi công Phạm Tuân,
Trung đoàn 921 trong
trận đánh đêm
27/12/1972 đã bắn rơi 1
máy bay B.52 trên bầu
trời Mộc Châu, Sơn La
Nguồn: TTXVN
"Hôm đó, liên lạc với mặt đất rất tốt, nghe rõ. Khi chỉ còn cách
B.52 chừng 3km, tôi nhận được lệnh bắn, nhưng tôi vẫn bảo chờ.
Sau đó tôi tiếp tục căn chỉnh, đến lúc vào gần rồi, Sở Chỉ huy ở
dưới sốt ruột, sợ tôi ham quá đâm vào máy bay địch nên lệnh cho
tôi bắn thoát ly ngay bên trái, lúc đó tôi ngắm và bóp cò hai quả
tên lửa và đồng thời kéo máy bay lên lật ngược trở lại thì đã thấy
B.52 của địch nổ tung. Đấy là trận đầu tiên không quân bắn rơi
B.52. Chúng tôi vui lắm vì không quân đã hoàn thành nhiệm vụ!”.
(Trung tướng Phạm Tuân)
Từ số nhà 34 - 54 khu phố Khâm Thiên bị máy
bay B.52 tàn phá, ngày 26/12/1972
Nguồn: TTXVN
Máy bay B.52 của Mỹ ném bom rải thảm hủy diệt
xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, ngày 26/12/1972
Nguồn: TTXVN
Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng trước một trong
những xác máy bay B.52 của giặc Mỹ bị quân dân Hà Nội bắn rơi trong 12 ngày đêm năm 1972
Nguồn: TTXVN
Sức mạnh không lực Hoa Kỳ
Tác giả: Trường Sinh
Một trong những
phi công Mỹ bị bắt
làm tù binh được
đưa ra trình diện và
thú tội trước cuộc
họp báo, ngày
19/12/1972
Nguồn: TTXVN
Xác máy bay B.52 và tang vật của phi
công Mỹ bị bắn rơi, ngày 20/12/1972
Nguồn: TTXVN
Biểu tượng của chiến thắng
Người Hà Nội trả lời:
“Nhà cửa có thể sập nhưng có
một thứ không thể sập được
đó là CON NGƯỜI”
Nguồn: TTXVN
Quân và dân Thủ đô Hà Nội với niềm vui chiến thắng
B.52, năm 1972
Nguồn: TTXVN
Nhân dân Hà Nội tập trung dưới các loa phóng thanh, chăm chú theo
dõi tin về việc ký kết hiệp định Paris
Nguồn: TTXVN
Quang cảnh lễ ký chính thức Hiệp định
Paris về Việt Nam tại Trung tâm các hội
nghị quốc tế Paris, thủ đô nước Pháp,
ngày 27/1/1973
Nguồn: TTXVN
Hoa và
người chiến
thắng trước
xác B.52
Nguồn: TTXVN
“Trong đêm cuối cùng (29/12/1972)
của chiến dịch 12 ngày đêm, khi bọn tiêm
kích F.4 vẫn kè kè xoay quanh những chiếc
B.52 mệt mỏi, khi bọn máy bay tác chiến điện
tử vẫn gây nhiễu đủ loại, anh (phi công Bùi Zoãn
Độ) với radar quan sát kém cỏi, vẫn lọt qua hàng rào
nhiễu điện tử, định tiếp cận xuyên qua nhóm tiêm kích
bảo vệ nhưng không thành, tức khí anh quay lại cho một
quả tên lửa vào chiếc F.4 hỗn hào nhất. Nó cháy sáng cả vùng
trời đêm tháng chạp thung lũng sông Hồng, góp một quầng lửa
nhỏ trong nền các vệt tên lửa ta phóng lên” .
(Câu chuyện về Đại tá Bùi Zoãn Độ - Phi công đánh đêm bắn rơi chiếc máy
bay Mỹ cuối cùng trong cuộc không chiến 12 ngày đêm năm 1972)