Trang chủ > Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long > Giới thiệu

Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long

Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long (thường được gọi là Bát thấu quang) được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 10) theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021.

Bát có xương gốm rất mỏng, được ví như vỏ trứng, độ trong của xương cao, ánh sáng có thể xuyên qua; giữa lòng bát in nổi một chữ 官 (Quan).

Đồ án hoa văn chính là đôi rồng được thể hiện trong tư thế đang bay lượn trong mây tạo thành hình vòng tròn trên thành bát, hướng vận động theo chiều kim đồng hồ. Rồng được thể hiện ở tư thế bay lượn, đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc, đuôi duỗi thẳng về phía sau như cái bánh lái, vây dương cao, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây. Từ đầu xuống đuôi, thân uốn 4 khúc, khúc đầu tiên thân uốn khúc hình túi vải, khúc thứ hai uốn cong hình yên ngựa, các khúc còn lại độ uốn giảm dần về phía đuôi. Có tổng cộng 4 chân, các chân được thể hiện ở tư thế vận động với các bắp cơ nổi khối, 5 ngón chân giang rộng như đang muốn cầm nắm lấy ngọc báu ở phía trước.

Đây là sản phẩm gốm sứ ngự dụng có độ tinh xảo và cao cấp bậc nhất của thời Lê sơ được phát hiện tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Chân đèn gốm
Trang chủ > Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long > Hình ảnh

Bát A9

Bát A22
Trang chủ > Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long > Video
Trang chủ > Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long > Tương tác 3D

Bát A22



Bát A9

Trang chủ > Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long > Thông tin mở rộng

Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long

Hai chiếc Bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ thời Lê sơ.

Chân đèn gốm có chiều cao 74,5cm còn tương đối nguyên vẹn, sử dụng loại men riêng biệt của dòng gốm Đặng Huyền Thông, đó là men lam xám, một loại men dày và trong, như nối tiếp loại men ngọc thời Lý - Trần.

Kỹ thuật tạo dáng đồ gốm sứ được sử dụng phổ biến là kỹ thuật chuốt dáng bằng tay trên bàn xoay, hoa văn được vẽ hoặc in bằng khuôn. Hai bát sứ Ngự dụng Hoàng thành Thăng Long có xương rất mỏng, hoa văn in nổi, các chi tiết nhỏ của hoa văn được thể hiện khá chi tiết điều này cho thấy khuôn và cốt bát có độ ăn khớp rất cao. Thêm vào đó, để in được các chi tiết hoa văn nhỏ thì việc in ấn phải diễn ra khi cốt còn ướt, trong bối cảnh xương rất mỏng như vậy việc in ấn hoa văn khi cốt còn ướt với yêu cầu độ chính xác gần như tuyệt đối giữa khuôn (là cái có sẵn) và cốt được chuốt thủ công cho thấy trình độ tuyệt vời của người thợ gốm.

Chữ Quan được in trong lòng sản phẩm cho thấy đây là sản phẩm của các quan xưởng, một tổ chức sản xuất do triều đình lập lên lo việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho vua và hoàng gia, làm việc tại các quan xưởng này đều là các nghệ nhân giỏi nhất được trưng tập từ các làng nghề gốm do vậy có thể nói, họ là những người giỏi nhất và sản phẩm của họ là tinh hoa của nghề gốm.

Trang chủ > Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long > Tài liệu tham khảo
STT Tên tài liệu Link xem tài liệu
1 Nguyễn Đình Chiến. 1986b. “Nhóm đồ gốm có niên đại thế kỷ XVI. Những phát hiện mới.”
2 Nguyễn Đình Chiến.“Đặng Huyền Thông - Tượng nhân gốm tài hoa thời Mạc” NXB Thanh Niên, Hà Nội- 2017
3 Nguyễn Lan Phương. (chủ biên).“Bảo vật quốc gia Việt Nam”. NXB Dân Trí.
4 Quốc Tuấn. “Làng nghề, phố nghề Thăng Long- Hà Nội trên đường phát triển”. NXB Hà Nội. (Tr 230-232).
5 Sách Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Hà Nguyễn. “Làng nghề thủ công Hà Nội”. NXB Thông tin và Truyền thông.
6 Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. “Bảo vật quốc gia Thăng Long- Hà Nội”. NXB Hà Nội- 2017
7 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội- 2020. “Cổ vật Thăng Long- Hà Nội”.
8 Tạp chí “Thế giới Di sản”. số 10- 2015 (109)
9 Hồ sơ Bảo vật Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội
10 Tống Trung Tín. “Văn hiến Thăng Long-Bằng chứng khảo cổ học”. NXB Hà Nội- 2020
11 Trần Khánh Chương. “Nghệ thuật gốm Việt Nam”. NXB Mỹ thuật, Hà Nội 1990.
12 Trần Khánh Chương. Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ. NXB Mỹ thuật, Hà Nội 2001.
13 Trương Minh Hằng. “Làng nghề thủ công mỹ nghệ miền Bắc”. NXB Mỹ thuật.
14 Bảo vật quốc gia: Những phát hiện bất ngờ https://tuoitre.vn/bao-vat-quoc-gia-nhung-phat-hien-bat-ngo-1098181.htm
15 Cây đèn gốm men lam thế kỷ XVI. http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/van-hoa/977502/cay-den-gom-men-lam-the-ky-xvi
16 Cây đèn gốm thời Mạc còn nguyên vẹn. https://kyluc.vn/tin-tuc/bo-su-tap/bach-nien-co-vat-p98-cay-den-gom-thoi-mac-con-nguyen-ven
17 Cây đèn gốm men lam xám. https://ma.ussh.vnu.edu.vn/vi/nghien-cuu/do-gom-su/cay-den-gom-men-lam-xam-71.html
18 Chân đèn gốm thời Mạc nhiều ngôn ngữ tạo hình. http://langnghevietnam.vn/?go=New&page=d&igid=696&iid=2371
19 Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia Hà Nội https://moc.gov.vn/tl/_layouts/15/NCS.Webpart.MOC/mt_
20 Trưng bày bốn nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/883615/trung-bay-4-nhom-bao-vat-quoc-gia-tai-bao-tang-ha-noi
21 Cận cảnh những bảo vật quốc gia Thăng Long Hà Nội. http://antt.vn/can-canh-nhung-bao-vat-quoc-gia-thang-long-ha-noi-216720.htm
22 Trưng bày nhiều bảo vật quốc gia Thăng Long Hà Nội. https://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/Gioi-thieu-den-cong-chung-bao-vat-quoc-gia-Thang-Long-Ha-Noi-i455735/
23 Bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Hà Nội https://baotanghanoi.com.vn/tin-tuc-su-kien/bao-vat-quoc-gia-o-bao-tang-ha-noi-25549

Tài liệu tham khảo thêm

QUYẾT ĐỊNH SỐ 2382/ QĐ- TTG NGÀY 25/12/2015

Trang chủ > Hai Bát sứ Ngự dụng Hoàng Thành Thăng Long > Trò chơi
Chia sẻ