Trang chủ > Lá Đề Chim Phượng Hoàng thành Thăng long > Giới thiệu

Lá Đề Chim Phượng Hoàng thành Thăng long

Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long (thường được gọi là Lá đề cân trang trí phượng) được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 10) theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021.

Đây là một trong những hiện vật tiêu biểu đặc sắc phát hiện trong lòng đất Khu di tích khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu thuộc khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long thời Lý.

Lá đề cân là một cấu kiện trang trí trên bộ mái kiến trúc cung điện thời Lý, gồm 2 phần: thân và bệ.

Thân lá đề có hình dáng giống hình lá cây Bồ đề, một loại cây mang tính biểu tượng của Phật giáo, ở hai mặt trang trí đôi chim phượng.

Phần bệ lá đề có mặt cắt ngang uốn cong để khớp với ngói lợp bò nóc của mái, điều này khiến nhiều người gọi loại cấu kiện này là ngói úp nóc có gắn lá đề. Khi mới xuất lộ, phần đế đã bị vỡ và mất một số mảnh, nay được phục nguyên.

Mặc dù phần thân đã bị om, dập; phần bệ bị vỡ và mất một số mảnh nhưng so với những lá đề cùng loại đã được phát hiện thì Lá đề cân trang trí chim phượng này là lá đề còn đầy đủ và đẹp nhất.

PL04.jpg
Trang chủ > Lá Đề Chim Phượng Hoàng thành Thăng long > Hình ảnh
Trang chủ > Lá Đề Chim Phượng Hoàng thành Thăng long > Video
Trang chủ > Lá Đề Chim Phượng Hoàng thành Thăng long > Tương tác 3D
Trang chủ > Lá Đề Chim Phượng Hoàng thành Thăng long > Thông tin mở rộng

Lá Đề Chim Phượng Hoàng thành Thăng long

Đề tài trang trí quan trọng nhất của lá đề là hình tượng đôi chim phượng đang nhún đẩy nâng đỡ ngọc báu được thể hiện bằng các đường khắc chìm, in ấn hết sức chi tiết, tinh tế thể hiện thẩm mỹ và trình độ của người thợ.

Bên cạnh giá trị nghệ thuật, hình dáng và đồ án trang trí trên lá đề còn hàm chứa những giá trị tư tưởng sâu sắc.

Cây Bồ đề được Phật giáo coi là cây Thiêng. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định và đạt giác ngộ dưới một gốc Bồ đề, trở thành Đức Phật Thích Ca. Do vậy, cây Bồ đề và lá của cây Bồ đề được sử dụng như một biểu tượng của Phật giáo.

Chim phượng hay còn được gọi là Phượng Hoàng là một trong những loài chim thần thoại đứng đầu trong 360 loài chim và có tính biểu trưng cao. Tương truyền, loài chim thần thoại này tượng trưng cho lửa, mặt trời, công lý, sự vâng lời, lòng trung thành và các chòm sao phương nam. Sự xuất hiện của phượng luôn báo hiệu điềm lành, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới hòa bình và thịnh trị.

Với những đặc tính nổi bật như vậy phượng được Phật giáo xếp vào một trong những loài chim có khả năng truyền pháp thoại và là phương tiện kết nối giữa chúng sinh ở cõi Ta bà với thế giới Tây phương cực lạc. Xét trong bối cảnh thời Lý với sự phổ biến và phát triển mạnh Phật giáo Tịnh độ, việc lá đề trang trí hình đôi chim phượng nâng đỡ ngọc báu chính là một trong những hình tượng thể hiện tư tưởng của Phật giáo trong nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Lý.

Trang chủ > Lá Đề Chim Phượng Hoàng thành Thăng long > Tài liệu tham khảo
STT Tên tài liệu Link xem tài liệu
1 Nguyễn Đình Chiến. 1986b. “Nhóm đồ gốm có niên đại thế kỷ XVI. Những phát hiện mới.”
2 Nguyễn Đình Chiến.“Đặng Huyền Thông - Tượng nhân gốm tài hoa thời Mạc” NXB Thanh Niên, Hà Nội- 2017
3 Nguyễn Lan Phương. (chủ biên).“Bảo vật quốc gia Việt Nam”. NXB Dân Trí.
4 Quốc Tuấn. “Làng nghề, phố nghề Thăng Long- Hà Nội trên đường phát triển”. NXB Hà Nội. (Tr 230-232).
5 Sách Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Hà Nguyễn. “Làng nghề thủ công Hà Nội”. NXB Thông tin và Truyền thông.
6 Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. “Bảo vật quốc gia Thăng Long- Hà Nội”. NXB Hà Nội- 2017
7 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội- 2020. “Cổ vật Thăng Long- Hà Nội”.
8 Tạp chí “Thế giới Di sản”. số 10- 2015 (109)
9 Hồ sơ Bảo vật Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội
10 Tống Trung Tín. “Văn hiến Thăng Long-Bằng chứng khảo cổ học”. NXB Hà Nội- 2020
11 Trần Khánh Chương. “Nghệ thuật gốm Việt Nam”. NXB Mỹ thuật, Hà Nội 1990.
12 Trần Khánh Chương. Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ. NXB Mỹ thuật, Hà Nội 2001.
13 Trương Minh Hằng. “Làng nghề thủ công mỹ nghệ miền Bắc”. NXB Mỹ thuật.
14 Bảo vật quốc gia: Những phát hiện bất ngờ https://tuoitre.vn/bao-vat-quoc-gia-nhung-phat-hien-bat-ngo-1098181.htm
15 Cây đèn gốm men lam thế kỷ XVI. http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/van-hoa/977502/cay-den-gom-men-lam-the-ky-xvi
16 Cây đèn gốm thời Mạc còn nguyên vẹn. https://kyluc.vn/tin-tuc/bo-su-tap/bach-nien-co-vat-p98-cay-den-gom-thoi-mac-con-nguyen-ven
17 Cây đèn gốm men lam xám. https://ma.ussh.vnu.edu.vn/vi/nghien-cuu/do-gom-su/cay-den-gom-men-lam-xam-71.html
18 Chân đèn gốm thời Mạc nhiều ngôn ngữ tạo hình. http://langnghevietnam.vn/?go=New&page=d&igid=696&iid=2371
19 Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia Hà Nội https://moc.gov.vn/tl/_layouts/15/NCS.Webpart.MOC/mt_
20 Trưng bày bốn nhóm bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Hà Nội. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/883615/trung-bay-4-nhom-bao-vat-quoc-gia-tai-bao-tang-ha-noi
21 Cận cảnh những bảo vật quốc gia Thăng Long Hà Nội. http://antt.vn/can-canh-nhung-bao-vat-quoc-gia-thang-long-ha-noi-216720.htm
22 Trưng bày nhiều bảo vật quốc gia Thăng Long Hà Nội. https://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/Gioi-thieu-den-cong-chung-bao-vat-quoc-gia-Thang-Long-Ha-Noi-i455735/
23 Bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Hà Nội https://baotanghanoi.com.vn/tin-tuc-su-kien/bao-vat-quoc-gia-o-bao-tang-ha-noi-25549

Tài liệu tham khảo thêm

QUYẾT ĐỊNH SỐ 2382/ QĐ- TTG NGÀY 25/12/2015

Trang chủ > Lá Đề Chim Phượng Hoàng thành Thăng long > Trò chơi
Chia sẻ