01. Địa điểm: Ngã ba, nút giao giữa đường Trần Khát Chân và phố Lò Đúc.
02. Tên gọi khác: Cửa ô Đông Mác, cửa ô Thanh Long, cửa ô Yên Lãng, cửa ô Lương Yên
03. Tọa độ:
Kinh độ Đông:
105°51'39.4"
04. Phường: Đống Mác
05. Quận: Hai Bà Trưng
06. Thành Phố/Tỉnh: Hà Nội
07. Quốc gia: Việt Nam
08. Hiện trạng: Không còn
09. Ảnh
10. Tổng quan:
Đây là cửa ô nằm ở xa nhất về phía Đông Nam của thành Hà Nội (thành Thăng Long). Ngày nay vị trí của ô Đống Mác được xác định tại điểm giao giữa đường Trần Khát Chân và phố Lò Đúc, thuộc phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Phía Tây Bắc cách cửa ô Nhân Hòa khoảng 1km và cách cửa ô Cầu Dền khoảng 1km về phía Tây. Có nhiều cách giải thích khác nhau về ô Đống Mác (Đống Mác là giáo mác chất thành đống, lâu ngày thành tên) và ô Ông Mạc (vì ngày xưa, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi từng ở đây) (Nguyễn Thừa Hỷ 2010: 69).
Dưới thời Trần, cửa ô Đống Mác còn được gọi là cửa thành Vạn Xuân. Theo ghi chép của nhà sử học Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê trong Đại Việt sử ký Toàn thư: "Mùa đông, tháng 11, trị tội những kẻ đại nghịch là bọn tên Hân. Tên Hân bị chém ở cầu Giang Khẩu, tên Trù ở cửa thành chợ Dừa, tên Tổng ở cửa thành Tây Dương, tên Dung ở cửa thành Vạn Xuân".
Trong cuốn sách Ký sự lên kinh của Lê Hữu Trác, ông đã có những ghi chép về cửa ô này được đóng chặt và canh gác rất cẩn mật, chỉ đến sáng mới cho nhân dân đi lại: "nhân trời sáng trăng, khỏi hành rất sớm. Khi đến cửa ô Đống Mác mà cửa thành vẫn chưa mở. Quan quân canh gác cửa ô thấy có thẻ “hành quân phù” bèn mở cửa cho đi" (Nguyễn Thừa Hỷ 2010: 66).
11. Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Thừa Hỷ (2010), Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX, Nxb. Hà Nội, Hà Nội, tr. 66.
- Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê (1993), Đại Việt sử ký Toàn thư, Bản kỷ toàn tư, Quyển VI - Kỷ nhà Trần, Tập II, Nxb. Khoa học Xã Hội, Hà Nội, tr. 94.