Logo Hoàng Thành Thăng Long

Cửa Ô: Quan Chưởng

Thông tin di tích

01. Địa điểm: Nút giao phố Ô Quan Chưởng, phố Hàng Chiếu, Thanh Hà và Đào Duy Từ.

02. Tên gọi khác: Cửa ô Đông Hà, cửa ô Thanh Hà, cổng Jean Dupis.

03. Tọa độ:

Vĩ độ Bắc:

21°02'14.4"

Kinh độ Đông:

105°51'07.6"

04. Phường: Đồng Xuân

05. Quận: Hoàn Kiếm

06. Thành Phố/Tỉnh: Hà Nội

07. Quốc gia: Việt Nam

08. Hiện trạng: Không còn

09. Ảnh

PhucLam

10. Tổng quan:
Cửa ô Quan Chưởng còn có tên là cửa ô Đông Hà và cửa ô Thanh Hà, người Pháp gọi đây là cổng Jean Dupuis. Cửa ô Quan Chưởng nằm ở vị trí ngã tư, nút giao giữa phố Ô Quan Chưởng, phố Hàng Chiếu, phố Thanh Hà và phố Đào Duy Từ thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Cửa ô Quan Chưởng cách cửa ô Hàng Đậu 450m về phía Tây Bắc và cách cửa ô Trừng Thanh 250m về phía Đông Nam.
Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông của thành Hà Nội (thành Thăng Long), được xây dựng năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749). Dưới thời Nguyễn năm Gia Long thứ 03 (1817), cửa ô được xây sửa lại và kiến trúc đó còn lại tới ngày nay. Ô Quan Chưởng gồm 01 cửa chính và 02 cửa phụ, tại mỗi cửa phụ còn lại dấu vết của các mái vòm cửa ngách thông với cửa chính. Cửa ô được xây bằng gạch chữ nhật lớn, đường đi được lát gạch bát tràng (gạch vuông), phần cổng chính được lát đá xanh.
Tại vị trí cổng chính có ba chữ hán là "Đông Hà Môn" được đắp ở phía cổng vòm, trên nóc còn có vọng lâu để canh gác. Đến ngày nay vẫn còn lưu giữ 01 bia đá được khắc năm Tự Đức thứ 34 (1882) do Tổng đốc Hoàng Diệu cho tạo, bia đá có nội dung cấm lính gác cửa ô sách nhiễu nhân dân qua lại đây. Theo nhóm nghiên cứu Lam Khê - Khánh Minh (2010): "Người xưa kể rằng: Ngày 20/11/1873, giặc Pháp đánh thành Hà Nội, Một viên Chưởng Cơ đã chỉ huy quân ta chống cự mãnh liệt khi quân giặc từ bến sông Hồng xông vào cửa ô. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt từ sáng đến gần trưa, cuối cùng viên Chưởng cơ và một trăm người lính đều anh dũng hi sinh. Kể từ đó người dân thủ đô quen gọi là Ô Quan Chưởng để tưởng nhớ tinh thần bất khuất của người anh hùng ấy".

11. Tài liệu tham khảo:
- Audré Massan (2009), Hà Nội giai đoạn 1873 - 1888, Nxb. Hà Nội, Hà Nội, tr. 120.
- Nguyễn Vinh Phúc (1975), “Các cửa ô ở Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 160 (1/1975), tr. 60-65.
- Lam Khê - Khánh Minh (2010), Danh lam thắng cảnh Hà Nội, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, tr. 69-70.

Chia sẻ