11h30 phút ngày 30/4/1975 lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc lập đã trở thành một thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc; đánh dấu sự thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc 21 năm kháng chiến trường kỳ, Sài Gòn được giải phóng. Cả đất nước như lặng đi trong không khí thiêng liêng đó rồi lại vỡ òa trong sự sung sướng, niềm vui hân hoan chiến thắng, nước nhà độc lập, thống nhất. Trong Tổng Hành dinh (Nhà D67), nơi các đồng chí trong Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đang căng thẳng theo dõi diễn biến chiến dịch, vừa chỉ đạo vừa lo lắng chờ đợi cuối cùng nhận được tin chiến thắng từ Sài Gòn điện về trong cảm giác phấn khởi, lâng lâng, đầy vui sướng, tự hào trào dâng nước mắt và trong giây phút đó ai cũng nghẹn ngào nỗi nhớ Bác với ước mơ nước nhà độc lập, thống nhất nay đã thành sự thật.
Cán bộ Cục Tác chiến đang nghiên cứu tình hình chiến trường trên bản đồ, năm 1975
XEM PANOKíp trực ban tại Sở Chỉ huy Cục Tác chiến chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, năm 1975
XEM PANOCán bộ Cục Tác chiến trao đổi tình hình chiến trường tại Sở Chỉ huy Bộ Tổng Tham mưu, năm 1975.
XEM PANOBộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh vào tháng 4/1975
XEM PANO
Tên lửa quân giải phóng
tiến vào Sài Gòn,
ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Các chiến sĩ đoàn 32 bộ đội đặc biệt tinh
nhuệ đã dũng cảm đánh chiếm cầu Rạch trên
xa lộ Biên Hòa phối hợp kịp thời với đại
quân từ hướng Đông tiến vào Sài Gòn.
Nguồn: TTXVN
Quân giải phóng tiến vào ngã tư Bảy Hiền, Sài Gòn, ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Quân giải phóng tiến vào cảng Bạch Đằng, ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh
cửa thép tiến vào Dinh Độc lập,
ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Bốn chiến sĩ binh đoàn Hương Giang đã cắm lá cờ giải phóng trên nóc
Dinh Độc lập ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Lực lượng quân giải phóng đánh chiếm sân bay
Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Quân giải phóng làm chủ tòa nhà
Đô Chính Sài Gòn.
Nguồn: TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc tin chiến thắng ngày 30/4/1975.
XEM PANOKíp trực ban tác chiến đang nghe tình báo tin chiến thắng trên radio, 10h ngày 30/4/1975.
XEM PANOTổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong ngày toàn thắng 30/4/1975
XEM PANOĐại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các cán bộ Bộ Quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam chụp ảnh mừng chiến thắng trước nhà Quân ủy Trung ương (Nhà D67), ngày 30/4/1975
XEM PANOHội nghị Bộ Chính trị mở rộng tháng 12/1974 – 1/1975 tổ chức tại Tổng Hành dinh (Nhà D67) đã Quyết định thông qua Kế hoạch chiến lược 2 năm 1975, 1976; nhấn mạnh cả năm 1975 là thời cơ và nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
VIEW PANOQuân ủy Trung ương họp và quyết định: Tổng tiến công hoàn toàn giải phóng miền Nam trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975 với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 31/3/1975.
VIEW PANOBức điện mật đi số 1574 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Tổng hành dinh, lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”, ngày 7/4/1975.
VIEW PANOTại Tổng Hành dinh (Nhà D67), Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo dõi cuộc tổng tiến công ở miền Nam, tháng 4/1975.
VIEW PANOCuộc họp nghiên cứu quyết tâm chiến dịch Sài Gòn – Gia Định, ngày 8/4/175. Nguồn: Bảo tàng LLVT miền Đông Nam Bộ
VIEW PANOTại Tổng Hành dinh (Nhà D67), Bộ Chính trị họp và quyết định đặt tên chiến dịch Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tham dự có các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Hữu Đức, Võ Nguyên Giáp,… ngày 14/4/1975.
VIEW PANOQuân đoàn 4, hạ quyết tâm cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 24/4/1975. Nguồn: Bảo tàng LLVT miền Đông Nam Bộ
VIEW PANOBản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh thể hiện các lực lượng quân Giải phóng trên tất cae 5 hướng đồng loạt nổ súng tấn công vào Sài Gòn, ngày 26/4/1975.
VIEW PANOCác đơn vị của Đoàn 232 vượt sông Vàm Cỏ tiến về Sài Gòn.
VIEW PANO
Mời các bạn nghe tin chiến
thắng chúng ta mới nhận được.
Đúng 11 giờ 30 phút, quân ta
tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm
Dinh Độc lập, Bộ Tổng Tham mưu
Ngụy, Dương Văn Minh đầu hàng
vô điều kiện. Cờ đỏ sao vàng
phấp phới tung bay trên nóc
Dinh Độc lập Chiến dịch Hồ Chí
Minh toàn thắng.
Nội dung bản tin chiến thắng được phát trên
Đài Tiếng nói Việt Nam vào trưa ngày 30/4/1975
đã làm nức lòng nhân dân cả nước.
Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước đỏ rực
trong cờ hoa, lẫn vào tiếng loa phóng thanh,
tiếng reo hò, hoan hô chiến thắng vang dậy
khắp phố phường là từng dòng người tuần
hành trật tự diễu qua các con phố để ăn
mừng. Ngày 30/4 năm đó quanh khu vực Hoàn
Kiếm, Nhà hát Lớn từng dòng người, từng đoàn
người và cuối cùng là trở thành cả biển
người dường như ngay lập tức biến Hồ Gươm
trở thành quảng trường của niềm vui chiến
thắng. “Đêm ấy, Hà Nội đốt pháo hoa mừng toàn
thắng. Đêm ấy, Hà Nội, cả nước vui với Sài Gòn,
vui với miền Nam.”
NSUT Kim Cúc - Phát thanh viên đầu tiên đọc bản tin chiến thắng trưa ngày 30/4/1975:
Đến nay tôi vẫn nhớ như in khoảnh khắc được đọc bản tin đó. Lúc ấy khoảng 11 giờ 45 phút ngày 30/4/1975 khi anh Trủy chạy vào và đưa chúng tôi một bản tin với giọng nghẹn ngào “chiến thắng, chiến thắng rồi!”. Hôm ấy Tôi và chị Túy (Phát thanh viên Kim Túy) cùng trực một ca. Bản tin với 45 từ và 30 giây mỗi lượt, nhưng thông tin rất đầy đủ và súc tích đã đủ khiến một dân tộc vỡ òa trong niềm vui, hạnh phúc vô bờ...
XEM PANONSUT Kim Cúc - Phát thanh viên đầu tiên đọc bản tin chiến thắng trưa ngày 30/4/1975:
... Sau khi đọc bản tin chiến thắng 30/4, khi bước ra cổng cơ quan, tôi thấy nhiều người dân Thủ đô đổ ra đường hò reo: “Chiến thắng rồi, nước nhà thống nhất rồi”. Tranh thủ giờ nghỉ trưa, tôi và chị Túy cũng theo mọi người đi về phía khu vực hồ Hoàn Kiếm để mừng chiến thắng. Đường phố Hà Nội lúc đó đông vui, trên gương mặt mỗi người dân đều tỏ rõ sự hân hoan, vui sướng. Trong bầu không khí ấy, tôi và chị Túy lại xúc động nắm chặt tay nhau, như cách đây không lâu đã nắm tay để đọc bản tin chiến thắng. Chị Túy rưng rưng nói: “Cúc ơi, nước nhà thống nhất rồi, vậy là chị sắp được về với má”. Nguồn: tienphong.vn
XEM PANO
Học Sinh trường cấp II Ngô Sĩ Liên phấn khởi nghe
tin Sài Gòn giải phóng, tháng 5/1975.
Nguồn: TTXVN
Nhân dân Thủ đô tập trung tại các loa phóng
thanh công cộng nghe tin
Sài Gòn giải phóng, ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Sau khi nghe tin miền Nam hoàn toàn giải phóng
hàng chục vạn nhân dân Thủ đô đã đổ ra đường reo
hô tuần hành mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Nguồn: TTXVN
TS. Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, cựu sinh viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội:
Ngay từ sáng ngày 30/4 khi những thông tin từ chiến trường về thì mọi người đã háo hức lắm rồi, đến buổi trưa chẳng ai bảo ai, tất cả mọi người đều đi bộ, đi xe, rồi nhảy lên tàu điện, bằng mọi cách ra trung tâm Bờ Hồ. Tôi và mấy anh bạn cũng nhảy tàu điện từ Ký túc xá Mễ Trì lên đến Ô Chợ Dừa thì tắc đường quá, liền nhảy xuống đi bộ vào đến Bờ Hồ...
XEM PANOTS. Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, cựu sinh viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội:
...Lúc có tin chính thức thì dòng người đã trở thành một cuộc diễu hành chung quanh Bờ Hồ, Nhà Hát lớn, các vườn hoa, đường phố trung tâm Thủ đô. Người dân ồ ạt ra đường và hô vang “Việt Nam chiến thắng, Việt Nam độc lập”, hát “Chưa có hôm nào đẹp như hôm nay”. Các gia đình treo cờ trước nhà; Học sinh, sinh viên thì cầm cờ chạy. Không khí vui sướng ấy nó tràn ngập suốt cả ngày. Buổi tối hôm đó, mọi người tổ chức rước đuốc đến 2-3 giờ sáng mới về nhà.
XEM PANO
Sinh viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội phấn khởi
đón mừng tin Sài Gòn giải phóng, tháng 5/1975.
Nguồn: TTXVN
Đoàn thanh niên khu phố Hai Bà Trưng rước đuốc
mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Nguồn: TTXVN
Sau khi nghe tin Sài Gòn giải phóng hàng chục vạn thanh
niên Thủ đô đã đổ ra đường reo hò, tuần hành mừng thắng
lợi vĩ đại của dân tộc, ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Nhà báo Nguyễn Khắc Hiển - Trưởng văn phòng Đại diện Báo Nhà báo & Công luận Bắc miền Trung:
Vào thời khắc đó không hiểu từ đâu ra mà nhiều cờ đỏ sao vàng đến thế. Cờ treo vội trên các ban công nhà riêng, trên các nhiệm sở, cờ trên tay dòng người cuồn cuộn chảy về Hồ Gươm. Tiếng hát, tiếng pháo nổ ran, nối tiếp nhau hoà thành một thứ âm thanh rất đáng yêu diễn ra hầu khắp các tuyến phố...
XEM PANONhà báo Nguyễn Khắc Hiển - Trưởng văn phòng Đại diện Báo Nhà báo & Công luận Bắc miền Trung:
...Men say chiến thắng bừng bừng trên khuôn mặt mọi người. Chẳng kể quen hay lạ, ta hay Tây, chẳng bị ngăn cách về màu da, ngôn ngữ, ai nấy ôm chặt lấy nhau, tặng nhau những nụ hôn thấm đẫm nước mắt mừng vui. Đi qua số nhà 58 phố Quán Sứ, tôi giật mình vì nghe tiếng hét rất to: “Vi va Việt Nam. Vi va Việt Nam!”. Thì ra đó là các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Cu Ba đổ cả ra đường, tay vẫy cờ Việt Nam, cờ Cu Ba, miệng hô vang “Việt Nam muôn năm” bằng hai thứ tiếng Cu Ba và Việt Nam đến lạc cả giọng.
XEM PANO
Sau khi nghe tin Sài Gòn giải phóng hàng chục vạn thanh niên Thủ đô đã
đổ ra đường reo hò tuần hành mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc,
ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Công nhân Cu Ba công tác tại
Việt Nam cùng nhân dân Thủ đô chung
niềm vui chiến thắng.
Nguồn: TTXVN
Đền Ngọc Sơn trong ngày hội vui chiến thắng.
Nguồn: TTXVN
Nhà báo Nguyễn Văn Vinh - Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam:
Vào thời điểm năm 1975 lúc ấy tôi đang làm phóng viên quay phim của Đài truyền hình, chúng tôi có nhiệm vụ là theo các đoàn quân để đưa tin về các chiến dịch để chuẩn bị giải phóng miền Nam. Sáng 30/4, cơ quan triệu tập một cuộc họp khẩn cấp lúc 9h, ông Tổng biên tập phổ biến tình hình Sài Gòn. Tôi cùng với anh Trần Đức được giao nhiệm vụ lấy tin. Chúng tôi đi sang Thông tấn xã thì thấy không khí bên đó đã rất náo nhiệt, nhộn nhịp rồi...
XEM PANONhà báo Nguyễn Văn Vinh - Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam:
...Các anh bên Thông tấn xã cũng đã chuẩn bị tấm vải màu xanh hòa bình (màu xanh trứng sáo) trên đó đã vẽ một cái bản đồ Việt Nam tô đỏ hoàn toàn từ Bắc chí Nam. Chúng tôi đi xuống đường thì nghe thấy tiếng reo hò “Giải phóng rồi, giải phóng rồi”, tất cả mọi người đứng ở cái ban công trên tầng hai ấy và họ thả cái bản đồ xuống. Sau đó là đốt pháo để ăn mừng. Và chúng tôi biết chắc chắn quân giải phóng đã tiến vào Sài Gòn rồi.
XEM PANO
Sau khi Sài Gòn giải phóng cán bộ thông tin Hà Nội đã tô nốt màu đỏ
trên phần bản đồ còn lại.
Nguồn: TTXVN
Đông đảo cán bộ và nhân dân Thủ đô tập trung tại cơ quan
Thông Tấn xã Việt Nam đón nghe tin mừng
chiến thắng Sài Gòn giải phóng, ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Sau khi được tin Sài Gòn giải phóng nhiều nhà báo trong nước và
nước ngoài đã gặp gỡ, phỏng vấn nhiều người dân.
Nguồn: TTXVN
Nghệ sĩ Nhân dân Như Quỳnh:
Ngày đó tôi là diễn viên đoàn cải lương Chuông Vàng (bây giờ là nhà hát cải lương Hà Nội), là một đoàn nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội. Nhận lệnh chuẩn bị cho ngày lễ đón chào đất nước hoàn toàn giải phóng, chúng tôi chuẩn bị áo dài, cờ hoa tập dượt khẩu hiệu để hô trong lúc đi diễu hành. Ngày 01/05 chúng tôi được lệnh đi diễu hành quanh hồ Hoàn Kiếm và các phố cổ ở Hà Nội. Từ sáng sớm chúng tôi đã có mặt tại Sở Văn hoá để xếp hàng chuẩn bị cho cuộc diễu hành...
XEM PANONghệ sĩ Nhân dân Như Quỳnh:
...Cả thành phố hầu như không ngủ, Hà Nội được nhuộm
bởi sắc đỏ của cờ tổ quốc . Không chỉ ở cửa các ngôi
nhà trong phố mà trên các ban công , trong ngõ hẻm
nhỏ người dân cũng cắm cờ rồi treo cả đèn lồng thắp
sáng khắp nơi.
Chúng tôi đi quanh hồ Gươm hô to những khẩu hiệu
chào mừng ngày chiến thắng. Người dân cũng đi cùng
chúng tôi rồi cũng hô những khẩu hiệu đến khản cả
họng như muốn hoà vào niềm vui chung của đất nước.
Múa sư tử mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc trên phố Nam
Bộ (nay là phố Lê Duẩn), thành phố Hà Nội.
Nguồn: TTXVN
Học sinh các trường văn hóa nghệ thuật diễu hành và biểu
diễn trước lễ đài, Hà Nội, ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Học sinh các trường văn hóa nghệ thuật diễu hành
mừng đại thắng.
Nguồn: TTXVN
Bà Văn Minh Tâm - Con gái Đại tướng Văn Tiến Dũng:
Bố tôi (Đại tướng Văn Tiến Dũng) là một người điềm đạm, cẩn thận, gọn gàng và thường không nói nhiều. Người ngoài nhìn vào có thể thấy ông khô khan, nhưng thật ra ông là người rất sôi động; ông đam mê thể thao, thích nghe nhạc, nghe cải lương, chèo. Đối với con cái, ông là người tình cảm nhưng ít khi thể hiện...
XEM PANOBà Văn Minh Tâm - Con gái Đại tướng Văn Tiến Dũng:
...Tôi được gần ông thì ít mà xa thì nhiều hơn. Tôi vẫn nhớ ngày ông từ Sài Gòn ra, sau ngày giải phóng. Lúc bấy giờ, nghe tin ông về, tôi dẫn các con tôi chạy sang hỏi thăm ông luôn. Cái mừng nhất, hạnh phúc nhất với chúng tôi là ông đã hoàn thành được nhiệm vụ và bình an trở về. Lúc đó, ông có kể lại: khi được nghe báo cáo Sài Gòn đã được giải phóng thì tất cả mọi người trong Bộ Chỉ huy chiến dịch sung sướng quá, nhảy hết cả lên, hô vang “thắng lợi rồi, thắng lợi rồi”; và ông có căn dặn chúng tôi phải cố gắng làm thế nào để giữ được đất nước của mình.
XEM PANOBản đồ Việt Nam được tô đỏ thống nhất trên báo Quân đội Nhân dân, ngày 15/5/1975. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
XEM PANO
Hơn 3 vạn nhân dân khu phố Ba Đình, Hà Nội đã họp mít tinh
và tuần hành mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc tại
vườn hoa Hàng Đậu, ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Đại tướng Văn Tiến Dũng và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh hạ lệnh nổ súng tấn công vào Sài Gòn, 26/4/1975. Nguồn: Bảo tàng LLVT miền Đông Nam Bộ
XEM PANONhạc sĩ Phạm Tuyên và ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng”:
Đối với sự nghiệp sáng tác của tôi thì có lẽ không có bài
hát nào mà sức phổ biến của nó rộng rãi như bài “Như có
Bác trong ngày vui đại thắng”.
Tôi còn nhớ, tối ngày 28/4/1975, Đài Tiếng nói Việt Nam đưa
tin một máy bay của ta lấy được của địch ném bom sân bay
Tân Sơn Nhất, đêm hôm ấy ở khu tập thể, tôi nghe mà mừng
quá, tự nhiên tôi có cái cảm giác ngày giải phóng đến
rồi. Cái buồng của nhà tôi rất chật, đêm hôm ấy tôi đứng
ở cầu thang ghi lại cảm xúc của mình, đợi sáng hôm sau
báo lại cho anh em ở đài...
Nhạc sĩ Phạm Tuyên và ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng”
...29/4 đưa lên anh em bảo rất hay nhưng hơi lạc quan quá vì lúc đó chưa giải phóng. Trưa ngày 30/4 ông Tổng giám đốc gọi điện bảo tôi lên gặp. Ông hỏi anh em đã có bài nào cho ngày giải phóng chưa? Tôi nói mới chỉ viết mấy câu thôi. Tôi đứng ở cầu thang hát cho ông ấy nghe. Tôi hát xong thì ông ấy bảo thôi không cần gì hơn chỉ cần bài hát ngắn này thôi. Chiều nay tập hợp đoàn ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam lên thu thanh để tối nay đưa tin toàn thắng lên toàn thế giới.
XEM PANOBản nhạc và lời bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” do Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác và được phát sóng vào ngày 30/4/1975
XEM PANO
Học sinh sinh viên Sài Gòn tham gia mít tinh mừng Ủy ban
Quân quản thành phố, 7/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Học sinh sinh viên Sài Gòn tham gia mít tinh mừng Ủy ban
Quân quản thành phố, 7/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Bài viết chào mừng giải phóng Sài Gòn trên báo Quân đội Nhân dân số ngày 1/5/1975. Nguồn: Báo quân đội Nhân dân
XEM PANOBài viết Niềm vui chiến thắng trên đường phố Thủ đô đăng trên báo Quân đội Nhân dân, ngày 1/5/1975. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
XEM PANOBài viết chào mừng giải phóng Sài Gòn trên báo Quân đội Nhân dân số ngày 2/5/1975. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
XEM PANOBài viết Hà Nội trong niềm vui đại thắng đăng trên báo Quân đội Nhân dân, năm 1975. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân
XEM PANO
Đồng chí Lê Duẩn và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫy chào quần
chúng diễu hành qua lễ đài, Hà Nội, ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Quang cảnh chung cuộc mít tinh mừng chiến
thắng tại Hà Nội, 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Quang cảnh chung cuộc mít tinh mừng chiến
thắng tại Hà Nội, 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Điệu múa tập thể của nam nữ thanh niên
Thủ đô mừng thắng lợi vĩ đại của dân
tộc tại Quảng trường Nhà Hát lớn, đêm
16/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Biểu diễn văn nghệ mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc, Hà Nội,
đêm 16/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Tổ chức dạ hội mừng đại thắng tại Hồ Gươm,
ngày 16/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Đài phát thanh Sài Gòn vừa phát đi lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh thì tiếng nói của đội quân chiến thắng đã được truyền tới khắp mọi miền Tổ quốc và khắp năm Châu. Từ đây sự nghiệp giải phóng miền Nam đã hoàn thành, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã toàn thắng.
Người dân Sài Gòn xuống đường hò reo đón chào bộ đội cách mạng. Cờ đỏ sao vàng, cờ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam rợp các đường phố. Bà con cô bác, nam nữ thanh niên, các cháu thiếu nhi vây quanh các anh bộ đội, vây quanh những chiếc xe tăng, những khẩu pháo, nét mặt ai nấy đều hân hoan rạng rỡ. Cả Sài Gòn, cả Việt Nam lúc ấy sống trong niềm vui vô tận. Ðó là niềm vui giải phóng của cả dân tộc Việt Nam vẫn luôn mong đợi. Trong giờ phút hào hùng của lịch sử đó non sông đã chính thức thu về một mối, Nam - Bắc sum họp một nhà.
Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức - Cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh:
Mọi người cùng nhau chạy rạp xuống hai bên vệ đường ôm nhau, chia sẻ niềm vui với những người dân xung quanh đó. Quân và dân đã có một buổi liên hoan tưng bừng bên rệ đường dưới những tán của cây dừa nước. Tất cả đều hồ hởi, phấn khởi, vui mừng mà không thể nào kể xiết được niềm hạnh phúc lúc đó...
XEM PANOHọa sĩ Nguyễn Mạnh Đức - Cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh:
...Đơn vị tôi đi vào đến cầu Bình Triệu (thuộc Quận Thủ Đức ngày nay) thì nhận được tin chiến thắng quân giải phóng đã chiếm được Đài phát thanh, Bộ Tổng Tham mưu,… Đứng ở cầu Bình Triệu tất cả đơn vị nhảy xuống khỏi xe, hò hét tưng bừng, rất vui, rất phấn khởi và nhân dân hai bên đường họ cũng đổ xô ra ăn mừng chiến thắng. Mặc dù vẫn có những người dân còn tỏ ra sợ hãi nhưng đa phần mọi người đều rất phấn khởi
XEM PANO
Thanh niên nô nức ghi tên tình nguyện đi chiến đấu.
Nguồn: TTXVN
Nhân dân Sài Gòn ra đường đón quân giải phóng ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Nhân dân Sài Gòn ra đường đón quân giải phóng ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - nguyên UV Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; chỉ huy Trung đoàn 27, sư đoàn 320B, Quân đoàn 1 tấn công BTTM CQ Việt Nam Cộng hòa:
Sáng ngày 30 khi chúng tôi tấn công vào giải phóng Lái Thiêu thì đồng bào đã giăng cờ hoa ra rồi, không hiểu lấy cờ giải phóng ở đâu mà tất cả đều có và treo trước nhà. Đặc biệt, tôi còn nhớ là khi vào giải phóng trong nội thành Sài Gòn. Lực lượng của chúng ta tấn công vào Bộ Tổng Tham mưu; dân thì ở xa, xung quanh chỉ có ít dân thôi...
XEM PANOThượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - nguyên UV Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; chỉ huy Trung đoàn 27, sư đoàn 320B, Quân đoàn 1 tấn công BTTM CQ Việt Nam Cộng hòa:
...Lúc chúng ta chiếm được rồi, thì họ reo, hò hét, tung nhau lên, cả trẻ con, người lớn, tầng tầng lớp lớp tràn ra các mặt phố, cờ tung bay và cả Sài Gòn bừng lên khí thế của cách mạng, tức là rợp cờ hoa, hô vang. Ở đâu cũng hát các bài hát truyền thống, quân giải phóng cũng hát, nhân dân đồng bào cũng hát.
XEM PANO
Nhân dân Sài Gòn ra đường đón quân giải phóng, ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường đón chào quân giải phóng chiếm phủ Tổng
thống Việt Nam Cộng hòa, trưa 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Nhân dân Sài Gòn kéo đến dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa
chào đón quân giải phóng.
Nguồn: TTXVN
Thiếu tướng Trần Quang Tùy và bà Lê Thị Lụa - Cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh sư đoàn 320B tấn công Bộ Tổng Tham mưu, năm 1975
XEM PANO
Nhân dân Sài Gòn kéo đến dinh Tổng thống Việt Nam
Cộng hòa chào mừng quân giải phóng, ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Nhân dân đổ ra xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa đón
các chiến sĩ giải phóng, ngày 30/4/1975.
Nguồn: TTXVN
Nhà báo Nguyễn Văn Vinh - Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam:
Tôi cảm thấy cái cuộc đời làm báo của mình có những sự may mắn không thể ngờ tới. Đấy là một sự may mắn đặc biệt tức là mình vừa chứng kiến được cái không khí đón mừng tin giải phóng ở Hà Nội và ngay hôm sau lại có mặt ở Sài Gòn chứng kiến Sài Gòn ở thời điểm ngay sau 24h quân giải phóng tiến vào. Tại khu trung tâm của Sài Gòn, chúng tôi cứ đi và quay để thấy cái sự phát triển của Sài Gòn thời đấy, điều chúng tôi ghi nhận được là một cái không khí rất hòa bình, mọi người đi ra đường không có gì sợ sệt, không có những tiếng súng nổ, không có sự e ngại như chúng tôi tưởng...
XEM PANONhà báo Nguyễn Văn Vinh - Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam:
...Ngày 7/5 ra mắt Ủy ban Quân quản, lúc đó tướng Trần Văn Trà là Chủ tịch Ủy ban Quân quản; 15/5 tổ chức lễ mừng chiến thắng có bác Tôn, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ,…. có mặt tại ở Sài Gòn. Trong Dinh Thống nhất lúc đó có tổ chức một lễ ăn mừng chiến thắng long trọng và hoành tráng. Chúng tôi rất là vui vì đây là sự khởi đầu của hòa bình đối với đất nước, đặc biệt đối với Sài Gòn, đối với Miền Nam.
XEM PANO
Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch nước Tôn
Đức Thắng vào Sài Gòn mừng lễ chiến thắng, ngày 13/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Học sinh, sinh viên Sài Gòn dùng loa gắn máy phóng thanh phổ
biến chính sách của chính quyền cách mạng.
Nguồn: TTXVN
Đại tá Nguyễn Công Định - Bà Nguyễn Thị Óng, cựu chiến binh sư đoàn 320B, tấn công Bộ Tổng tham mưu năm 1975
XEM PANOThư Đại tá Nguyễn Công Định viết gửi vợ tại Bộ Tổng tham mưu chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ngày 7/5/1975.
XEM PANO
Xe tăng quân giải phóng tiến công vào Bộ Tổng tham
mưu chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Nguồn: TTXVN
Đánh chiếm phủ Tổng thống chính quyền
Việt Nam Cộng hòa.
Nguồn: TTXVN
Đại tá Nguyễn Công Định - Bà Nguyễn Thị Óng, cựu chiến binh sư đoàn 320B, tấn công Bộ Tổng tham mưu năm 1975
XEM PANOThư của Đại tá Nguyễn Công Định viết tại Sài Gòn gửi vợ, ngày 7/5/1975.
XEM PANO
Quang cảnh chung cuộc mít tinh chào mừng Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn, ngày 7/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Trên 50 vạn nhân dân thành phố Sài Gòn - Gia Định đã tổ chức mít
tinh mừng toàn thành phố giải phóng và chào mừng sự ra mắt của
Ủy ban Quân quản, ngày 7/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Nhân dân Sài Gòn tham gia cuộc mít tinh mừng Ủy ban Quân quản thành phố,
ngày 7/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Thư Đại tá Nguyễn Công Định viết gửi vợ kể về lễ ăn mừng chiến thắng tại Sài Gòn, ngày 15/5/1975.
XEM PANO
Các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham gia mít tinh
và diễu hành qua lễ đài, trên đường phố mừng
chiến thắng, ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Thượng tướng Trần Văn Trà
và đồng chí Phạm Hùng trên lễ đài mừng chiến thắng,
Sài Gòn, ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham gia mít tinh
và diễu hành qua lễ đài, trên đường phố mừng
chiến thắng, ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Các đơn vị tự vệ, du kích có nhiều thành tích trong đấu tranh giải phóng miền Nam
tham gia mít tinh, diễu hành, Sài Gòn, ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Các đơn vị văn công tham gia mít tinh,
tuần hành trên đường phố Sài Gòn,
ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Các đơn vị bộ đội cơ giới tham gia diễu hành, Sài Gòn, ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Các đơn vị pháo binh và bộ đội tên lửa tham gia diễu hành, Sài Gòn,
ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN
Các đơn vị xe tăng tham gia diễu hành, Sài Gòn,
ngày 15/5/1975.
Nguồn: TTXVN