- Quê quán: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chức vụ: Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân
dân Việt Nam
• Từ năm1966 - 1969 ông lần lượt giữ các chức vụ Phó
Tư lệnh của Chiến trường B3, Quân khu Trị Thiên, Quân
khu IV
•1970: Tư lệnh Mặt trận 968 Hạ Lào; Tư lệnh Binh
đoàn B70
• 1971: Phó Tư lệnh Mặt trận Đường 9 - Nam Lào; Tư
lệnh Mặt trận B5 (Đường 9 - Bắc Quảng Trị)
• 1972: Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên
• 1974: Tổ trưởng Tổ Trung tâm, tham mưu chiến lược
tại Tổng Hành dinh, với nhiệm vụ thường trực, nắm tình
hình chiến sự, đề xuất phương án tác chiến trong Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Từ thầy giáo dạy Toán tại trường Tư thục Phú Xuân, trường Providence Thuận Hóa (Huế),… và “không ai đoán trước được một thầy giáo phong thái nho nhã lại trở thành một vị tướng chiến lược xuất sắc”.
Ảnh: Thấy giáo Cao Văn Khánh (ngồi thứ 2 từ phải sang) cùng các giáo sư trường Phú Xuân Huế, năm 1940
XEM ẢNHVới tâm nguyện “tôi chỉ muốn là công dân tốt, Tổ Quốc cần thì đi đánh giặc, xong lại về đi dạy học, thế là mãn nguyện rồi”. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ ông lần lượt giữ các chức Khu trưởng khu V, Đại đoàn phó Đại đoàn 308, sau đó về Bộ Tổng Tham mưu làm Cục trưởng Cục Quân huấn, Cục trưởng Cục Kế hoạch kiêm Cục trưởng Cục Nhà trường... Đến kháng chiến chống Mỹ, ông nhiều lần làm Tư lệnh các chiến trường miền Trung và Tây Nguyên và cuối cùng trở thành Tổng Tham mưu phó (năm 1974).
Ảnh: Phó Tổng Tham mưu Trưởng Cao Văn Khánh (người đầu tiên từ trái qua), tổ trưởng Tổ Thường trực, chỉ đạo tác chiến chiến lược do Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập ngày 12/4/1975
XEM ẢNHĐại tá Cao Văn Khánh Đại đoàn phó Đại đoàn 308 mới từ khu V ra Bắc (người đầu tiên từ trái qua), năm 1949
XEM ẢNHPhó Tư Lệnh kiêm Tham mưu trưởng Cao Văn Khánh sau trận Đak Tô, Tây Nguyên, tháng 10/1967
XEM ẢNHTrong gần 30 năm binh nghiệp ông luôn có mặt ở tuyến đầu để chỉ huy những trận đánh ác liệt nhất và đem lại những chiến thắng mang tính chiến lược như: Sông Thao (1949), Biên giới (1950), Điện Biên Phủ (1954), Khe Sanh (1968), Đường 9 (1971), Tây Nguyên (1972-1974)…
Đồng chí Cao Văn Khánh tại chiến trường Trị - Thiên, năm 1968 - 1971
XEM ẢNHĐại tá Cao Văn Khánh tại Sở Chỉ huy mặt trận Đường 9, ngày 18/4/1970
XEM ẢNHĐại tá Cao Văn Khánh và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tại chiến trường Quảng Trị, năm 1972
XEM ẢNHĐại tá Cao Văn Khánh, Tư lệnh mặt trận B5, đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở Chỉ huy ở Quảng trị 1/1973
XEM ẢNH“Đã thành thói quen mỗi lần gặp bài toán khó và quan trọng trong lãnh đạo chỉ huy ở tầm vĩ mô, tôi thường tham khảo ý kiến của nhiều cán bộ, nhất là những đồng chí có kinh nghiệm công tác tham mưu và cán bộ chỉ huy từng trải trong chiến tranh. Dân chủ quân sự bao giờ cũng mang lại những gợi ý tốt, những ý kiến hay… Đồng chí Cao Văn Khánh, Phó Tổng Tham mưu trưởng ở tổ này. ("Tổng Hành dinh trong Mùa Xuân toàn thắng" – Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Ảnh: Phó Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Khánh (người thứ 2 từ trái qua) cùng các đồng chí trong Tổng Hành dinh chuẩn bị lên kế hoạch tấn công Đà Nẵng, tháng 3/1975
XEM ẢNH
Tướng Cao Văn Khánh và đám cưới lãng mạn giữa lòng chảo Điện Biên:
“Đó là đám cưới có một không hai được
tổ chức ngay trong hầm tướng Đờ Cát nằm giữa trận địa Mường Thanh khi khói lửa bom đạn vẫn chưa kịp tan của một
nữ cứu thương và vị Đại đoàn phó Đại đoàn 308. Căn hầm được trang trí trở nên rực rỡ, bồng bềnh bởi những chiếc
dù chiến lợi phẩm đủ màu sắc. Bàn ghế được phủ dù hoa, phía trước căng một tấm dù đỏ, đính dòng chữ trắng “Vui duyên mới
không quên nhiệm vụ 22/5/1954” và tiệc trà đãi khách sang như một đám cưới ở châu Âu với rượu Champagne, có cả mấy chai
Napoléon từ Paris, thuốc lá thơm, toàn những chiến lợi phẩm cao cấp Pháp thả dù bay lạc vào trận địa của ta.Từ hầm Đờ
Cát bước ra, hai người không lên xe hoa mà lên xe tăng của Pháp bên cầu Mường Thanh để chụp ảnh kỷ niệm”.
(Giáo sư Nguyễn Ngọc Toản - Vợ Thiếu tướng Cao Văn Khánh)
Ảnh: Ảnh cưới của vợ chồng Trung tướng Cao Văn Khánh và Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Toản chụp trên tháp pháo xe tăng, ngày 22/5/1954
XEM ẢNH