- Tên thật: Phan Đình Dinh
- Quê quán: xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định
- Chức vụ: Thường trực Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm
Tổng cục Hậu Cần, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh
Với vai trò là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần trong
suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ đồng chí được
giao trọng trách tổ chức, nâng cấp tuyến chi viện
chiến lược Bắc - Nam (Đường Trường Sơn), xây dựng
hệ thống đường ống xăng dầu và hệ thống thông tin
từ Bắc vào Nam.
Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, cha mất sớm theo bước chân của anh là Đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí đã tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm (1930), từng bị giặc Pháp bắt giam 2 lần (1930 và 1940) nhưng sau khi được trả tự do Ông lại tiếp tục hoạt động cách mạng sôi nổi.
Ảnh: Hai anh em đồng chí Lê Đức Thọ (Phan Đình Khải) và Đinh Đức Thiện (Phan Đình Dinh)
XEM ẢNHNăm 1954, đồng chí giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam, đặc trách nhiệm vụ bảo vệ hậu cần và chuẩn bị, tiếp tế quân lương cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ảnh: Hàng vạn xe đạp thồ, xe trâu, xe bò, xe ngựa, thuyền bè đã chở hàng chục vạn tấn gạo,
thực phẩm, đạn dược ra mặt trận Điện Biên Phủ, 1953 - 1954
Nguồn: TTXVN
Năm 1965 Ông giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Ủy viên Quân ủy Trung ương với nhiệm vụ vận tải tiếp tế cho cách mạng miền Nam. Trên cương vị của mình đồng chí là một trong những người xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh (Mật danh 559) huyền thoại đặc biệt là hệ thống đường ống xăng dầu từ Bắc vào Nam dài hơn 5.000km được xem như “một kỳ tích của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”.
Ảnh: Đồng chí Đinh Đức Thiện (bên trái) động viên bộ đội Đoàn 559 năm 1971
XEM ẢNHĐồng chí Đinh Đức Thiện trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp về công tác Hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ
XEM ẢNHĐồng chí Đinh Đức Thiện tiếp đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần đến thăm Tổng cục Hậu cần
XEM ẢNH
Chuyện “Gạo bốn túi”:
“Gạo ăn hàng ngày của bộ đội ở các chiến trường miền Nam phần lớn phải vận chuyển
từ miền Bắc vào. Từ các kho hậu phương, gạo phải qua tuyến vận tải 559, vận chuyển thô sơ, gùi, thồ của
các đơn vị rồi mới vào đến chiến trường, trên đường đi còn gặp mưa nắng. Vào đến chiến trường còn không
được đưa ra sử dụng ngay mà phải dự trữ một thời gian dài nên khi đến tay bộ đội gạo đa phần là kém chất
lượng, ẩm mốc, mối mọt. Nhưng bộ đội vẫn phải ăn vì không có gì thay thế cả. Đó là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng cán bộ chiến sĩ hay mắc bệnh tê, phù, có nơi phát triển như một loại dịch bệnh. Đồng chí Đinh
Đức Thiện đã chỉ thị cho Viện nghiên cứu ăn mặc quân đội phải nghiên cứu cách đóng gói gạo làm sao để bảo
quản được ít nhất một năm. Gạo bốn túi ra đời trong hoàn cảnh đó. Bốn lớp túi gồm: lớp trong cùng bằng đay,
lớp thứ hai là Polyetylen, lớp thứ ba bằng PVC chống ẩm, chống nước, ngoài cùng là túi bao gai. Gạo bốn túi
có thể để được 2-3 năm mà không bị hỏng”.
Đồng chí Đinh Đức Thiện (thứ 5, từ phải sang) trong dịp đến Tỉnh ủy Quảng Bình báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết quả chi viện chiến trường miền Nam, năm 1969
XEM ẢNHTuy có hàng “núi” công việc nhưng khi được giao trọng trách Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, đồng chí Đinh Đức Thiện vẫn căn dặn Bí thư Trần Lư là phải cố dành thời gian để xuống cơ sở: “Phải biết chọn việc mà làm, đừng tham đĩa bỏ mâm. Cũng phải có gan bỏ bàn giấy, xa gia đình, xa Hà Nội, đến tận cơ sở mà quan sát, nghiên cứu để giải quyết cho trúng”.
Ảnh: Đồng chí Đinh Đức Thiện cùng các đồng chí khác trong mặt trận đường 9 Nam Lào, năm 1970
XEM ẢNHThiếu tướng Đinh Đức Thiện (người đứng giữa) Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần chụp ảnh cùng Tư lệnh và Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn trước khi tham gia chỉ đạo trực tiếp chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh.
XEM ẢNHThiếu tướng Đinh Đức Thiện và Đại tướng Văn Tiến Dũng tại chiến dịch Tây Nguyên, năm 1975
XEM ẢNHThiếu tướng Đinh Đức Thiện và Đại tướng Văn Tiến Dũng tại chiến dịch Tây Nguyên, năm 1975
XEM ẢNHĐồng chí Đinh Đức Thiện cùng các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng tại Sở Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng
XEM ẢNHĐồng chí Đinh Đức Thiện cùng tham dự cuộc họp các Quân đoàn sau giải phóng Sài Gòn, ngày 4/5/1975
XEM ẢNHNăm 1975 ông được Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản các cơ sở vật chất và tài liệu của các công ty dầu khí tại miền Nam, đồng thời thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt; Là người có tầm nhìn xa trông rộng, ông hiểu rất rõ tầm quan trọng của dầu khí đối với sự phát triển kinh tế nước nhà và ông cũng là người tạo tiền đề quan trọng cho những kế hoạch tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí sau này.
Nguồn: Bộ trưởng Đinh Đức Thiện thị sát Vũng Tàu trước khi quyết định đặt căn cứ dịch vụ dầu khí tổng hợp
XEM ẢNHTướng Đinh Đức Thiện (đứng giữa) và cố vấn về dầu khí G. A. Kostromin (đeo kính tối màu) cùng với các chuyên gia Việt Nam trong chuyến tham quan giếng dầu Cửu Long - 1 ở Đồng bằng sông Mê Kông
Ảnh: Phòng Truyền thống Petrovietnam
XEM ẢNH