- Tên thật: Lê Văn Nhuận
- Quê quán: làng Bích La, xã Triệu Đông (nay là Triệu
Thành), huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
- Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng từ năm 1960 - 1975. Người đưa ra
quyết sách tối cao của Đảng trong việc chỉ đạo Cách
mạng miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng: giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.
Ông dấn thân vào con đường cách mạng từ sớm, năm 1930 trở thành một trong những Đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Ảnh: Đồng chí Lê Duẩn thời trẻ
Nguồn: TTXVN
Đồng chí Lê Duẩn đã trải qua 2 lần bị bắt giam tại các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo năm 1931, 1940.
Ảnh: Đồng chí Lê Duẩn bị bắt giam năm 1940
Nguồn: TTXVN
Năm 1947, đồng chí là Bí thư xứ ủy Nam Bộ, lãnh đạo trực tiếp Đảng bộ và nhân dân miền Nam kháng chiến chống Pháp.
Ảnh: Tại căn cứ Ủy ban kháng chiến Nam bộ năm 1950: đồng chí Lê Duẩn - Bí thư xứ ủy Nam Bộ (thứ 4, từ trái sang)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7/1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Đồng chí Lê Duẩn đang ở Liên khu IV
nhận được chỉ thị của Trung ương “đi gấp vào Nam Bộ” để tập kết ra Bắc, xong đồng chí đã xin cho được ở lại.
Khi tiễn đồng chí Sáu Thọ (Lê Đức Thọ) từ Nam Bộ xuống tàu ra Bắc (đầu năm 1955), đồng chí Ba Duẩn đã nói:
“Anh ra báo cáo với Bác Hồ và các anh trong Bộ Chính trị, 20 năm nữa, chúng ta sẽ gặp nhau”.
Và lời tiên lượng đó của đồng chí Lê Duẩn đã trở thành hiện thực.
Ảnh: Đồng chí Lê Duẩn năm 1960
Năm 1957, trước tình hình phức tạp trên thế giới và trong nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị quyết định điều đồng chí Lê Duẩn ra Trung ương công tác.
Ảnh: Đổng chí Lê Duẩn năm 1960
Nguồn: TTXVN
Năm 1960, đồng chí được bầu làm Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ 1960 - 1975, đồng chí đã cùng Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đưa ra nhiều chỉ đạo quan trọng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng.
Ảnh: Đồng chí Lê Duẩn và Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1960
Nguồn: TTXVN
Hồi mới ra Bắc, anh Ba nghĩ nhiều về đồng bào miền Nam. Ở đâu anh cũng thường nhắc tới
những người dân tốt bụng, chân thành, giàu lòng yêu nước ở miền Nam. Khi gặp đoàn Anh hùng, Chiến sĩ thi đua miền Nam ra thăm miền Bắc, anh Ba xúc động nói:
“Các em về, nhớ nói lại rằng anh Ba lúc nào cũng nhớ các má, các ba và đồng bào trong đó”.
Ảnh: Đồng chí Lê Duẩn gặp đoàn chiến sĩ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
Nguồn: TTXVN
Từ sau khi ra Hà Nội làm việc bên cạnh Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn đã cùng Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp bàn nhiều kế hoạch chiến lược cho cách mạng miền Nam, trong đó có những cuộc họp mang tính quyết định vận mệnh đất nước diễn ra tại Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67).
Ảnh: Đồng chí Lê Duẩn cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Bộ chính trị đang họp bàn kế hoạch tác chiến cho Tổng tiến công và nổi dậy 1968
Đồng chí Lê Duẩn kiểm tra trận địa trong trận đánh lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
Ngày 18/12/1974 tại phòng Họp Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhà D67 “Đồng chí Bí thư thứ nhất
khai mạc hội nghị (Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng). Vẻ tươi vui lộ rõ trên nét mặt, anh Ba nêu rõ
mục đích hội nghị lần này là thảo luận để đi đến hạ quyết tâm chiến lược cuối cùng”.
Sáng ngày 8/1/1975, đồng chí Bí thư thứ nhất kết luận hội nghị:
…nếu thời cơ đến vào đầu hoặc
cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975".
Ảnh: Đồng chí Lê Duẩn chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18/12/1974 - 8/1/1975
Cuốn “Thư vào Nam” là tập hợp một số thư và điện tín của đồng chí Lê Duẩn (Anh Ba) gửi các đồng chí lãnh đạo
ở các chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nội dung các bức thư, bức điện đó không chỉ thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược sắc xảo,
sự nhạy cảm trong chỉ đạo chiến trường của đồng chí Bí thư thứ nhất, mà ở đó còn là sự quan tâm, lo lắng,
tình cảm gắn bó thủy chung của anh Ba (Lê Duẩn) đối với đồng bào chiến sĩ Nam Bộ.
Sách: Thư vào Nam của Tổng Bí thư Lê Duẩn
Chuyện từ những lá thư:
Trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, đồng chí Lê Duẩn đã thay mặt Bộ Chính trị gửi hàng chục bức thư và
điện tín vào chiến trường miền Nam. Kết cấu thư ông thường:
Đầu thư: “Gửi anh Bảy Cường, anh Sáu, anh Tuấn…” như gửi đến những người anh em trong gia đình.
Giữa thư: Là những chỉ đạo sát sao đường lối:
“Cần bảo đảm một khi đã phát động tiến công thì phải công kích thật mạnh và liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng; vừa
tiến công ở ngoại vi, vừa nắm kịp thời cơ, thọc sâu vào trung tâm Sài Gòn từ nhiều hướng với những lực lượng đã chuẩn
bị sẵn”.
(Trích thư gửi anh Tuấn, anh Sáu, anh Bảy Cường và anh Tư Nguyễn ngày 9/4/1975)
“Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là “chiến dịch Hồ Chí Minh” (Trích thư gửi anh Tám Thành,
anh Bảy Cường, anh Tuấn)
Và cuối thư luôn là:
“Chúc các anh khỏe và thắng to”
“Chúng ta nhất định thắng to”
“Tôi gửi đến các anh lời chào quyết thắng”
“Nắm vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định giành toàn thắng”
Đồng chí Lê Duẩn và các đồng chí trong Bộ Chính trị tại Tổng Hành dinh Nhà và Hầm D67 năm 1975.