- Tên thật: Phan Đình Khải
- Quê quán: làng Địch Lễ, tổng Đông Phù, huyện Mỹ Lộc,
tỉnh Nam Định
- Chức vụ:
• Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
• Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris bàn về lập lại hòa
bình ở Việt Nam
• Trưởng ban miền Nam của Trung ương;
Tháng 3/1975, đồng chí được Bộ Chính trị phân công
vào chiến trường miền Nam, trực tiếp cùng Trung ương
Cục miền Nam và Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam
chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh giành toàn thắng.
Đồng chí Lê Đức Thọ tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Ông từng 2 lần bị Thực dân Pháp bắt giam (1930 - 1936; 1939 - 1944)
Ảnh: Đồng chí Phan Đình Khải (tức Lê Đức Thọ) bị thực dân Pháp bắt năm 1930
XEM ẢNHNăm 1948, Lê Đức Thọ vào miền Nam Việt Nam được giao làm Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho tới Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết năm 1954
Ảnh: Đồng chí Lê Đức Thọ tại Xứ ủy Nam Bộ
XEM ẢNHTrong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, ông được bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ nhiều vai trò quan trọng như: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban miền Nam Trung ương.
Ảnh: Đồng chí Lê Đức Thọ
XEM ẢNHDấu ấn đặc biệt và thể hiện tài năng của đồng chí được thể hiện trong nhiệm vụ làm Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris từ năm 1968 - 1973.
Ảnh: Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ gặp mặt Cố vấn đặc biệt về an ninh quốc gia của Nhà trắng tại Paris
XEM ẢNH
Khi chọn người làm “Cố vấn đặc biệt” cho Đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đàm phán với Đoàn đàm phán Chính phủ Mỹ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị nhận thức sâu sắc rằng: Đàm phán với các chính khách chuyên nghiệp, lọc lõi và cơ mưu của Hoa Kỳ
- siêu cường hùng mạnh, có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự so với Việt Nam là việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Đây là cuộc đấu
trí, đấu lý hết sức cam go ở một trung tâm của phương Tây, xa Trung ương, nên lãnh đạo đàm phán trực tiếp không chỉ cần tinh thần cách
mạng tiến công và ý thức kỷ luật mà còn phải có tư duy chiến lược, bản lĩnh vững vàng và phương pháp sáng tạo, khôn khéo. Đồng chí Lê
Đức Thọ là người thích hợp nhất.
Trong lá thư viết tay gửi Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi rõ: "Anh Sáu (Lê Đức Thọ) nên về ngay (trước tháng 5/1968) để tham gia
phái đoàn ta đi gặp đại biểu Mỹ".
Các đồng chí Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Xuân Thủy sau buổi lễ ký kết Hiệp định Paris, tháng 1/1973.
XEM ẢNHCố vấn Lê Đức Thọ (giữa) tại cuộc đàm phán với Henry Kissinger, ngày 13/1/1973
XEM ẢNHHenry Kisinger - Cố vấn anh ninh quốc gia Mỹ bắt tay Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ sau khi ký tắt Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 23/1/1973
XEM ẢNHThủ tướng Phạm Văn Đồng và nhân dân chào mừng đoàn cố vấn trở về sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tháng 1/1973
XEM ẢNHVới việc ký kết Hiệp định Paris, năm 1973, đồng chí Lê Đức Thọ được trao tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry Kissinger nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam. Trả lời phỏng vấn phóng viên hãng tin UPI (Mỹ) năm 1985, ông đã giải thích: “Mỹ tiến hành xâm lược đất nước tôi 20 năm. Người chống Mỹ và làm cho Mỹ thất bại, giành độc lập đưa hòa bình cho đất nước và cho cả khu vực này là chúng tôi. Người làm hòa bình là chúng tôi chứ không phải Mỹ (…) Coi chúng tôi cũng như Mỹ. Điều đó là sai lầm và tôi không thể chấp nhận như vậy. Vì vậy tôi đã không nhận Giải thưởng Nobel!”.
XEM ẢNH