- Tên thật: Nguyễn Ngọc Thiện
- Quê quán: xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội
- Chức vụ: Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội
nhân dân Việt Nam
• Từ năm 1970 - 1973, là phái viên của Bộ Quốc
phòng tại Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam,
giữ chức vụ Tham mưu phó
• 4/1975: Quyền Tham mưu trưởng chiến dịch Hồ
Chí Minh giải phóng Sài Gòn
“Ông Hiền tác chiến” là cái tên trìu mến của bạn bè dành cho ông vì trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông có một nửa thời gian làm công tác tác chiến” và cũng có thể là vì ông “không quát chiến sĩ và cấp dưới bao giờ”
XEM ẢNHTham gia Cách mạng từ năm 16 tuổi, trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp ngày ấy anh lính Lê Ngọc Hiền cũng như bao thanh niên trai tráng khác sôi sục nhiệt huyết của tuổi trẻ muốn cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc. Tên tuổi đồng chí gắn liền với Tiểu đoàn Lê Lợi, Trung đoàn 64 (Đại đoàn 320)… hay những trận đánh nổi tiếng như: trận Đồng Bến, trận Hoàng Dương - Tử Dương, trận diệt đồn Yến Vĩ,…
Ảnh: Thời trẻ của vợ chồng đồng chí Lê Ngọc Hiền
XEM ẢNHQua thời kỳ kháng chiến chống Mỹ "bàn chân" của tướng Lê Ngọc Hiền được in dấu trên khắp chiến trường B2. “Tháng 4/1974, tôi được Bộ Tổng Tham mưu lệnh ra Bắc gấp gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng”. Sau 5 ngày được cho nghỉ phép, Đại tướng Văn Tiến Dũng lại cho gọi lên và “Giao quyết định quân hàm Thiếu tướng cho cậu và từ nay cấp trên quyết định cậu giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng và giao nhiệm vụ đặc biệt cùng với Cục Tác chiến làm gấp kế hoạch tác chiến chiến lược trong 2 năm để giành thắng lợi lớn giải phóng miền Nam”.
Ảnh: Đồng chí Lê Ngọc Hiền (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng chí trong chiến dịch Tây Nguyên, năm 1975
XEM ẢNHĐồng chí Lê Ngọc Hiền cùng các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, năm 1971
XEM ẢNH“Những ngày đó, chúng tôi chỉ được nghỉ lúc ăn, hầu hết thời gian dốc sức để hoàn thành kế hoạch. Nhiều khi chúng tôi làm việc đến nửa đêm, thậm chí đến 1, 2 giờ sáng. Chúng tôi phải theo dõi diễn biến các chiến trường, mỗi ngày có đến hàng trăm bức điện từ khắp nơi gửi về nên phải đọc rồi phân tích, đánh giá tình hình. Sau khi kế hoạch tác chiến hoàn thành, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị bàn bạc. Điều chúng tôi mừng nhất là Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã nhất trí với bản kế hoạch, chỉ yêu cầu bổ sung chi tiết hơn. Điểm mấu chốt của kế hoạch tác chiến chọn chiến trường Tây Nguyên làm chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp năm 1975 được Bộ Chính trị đánh giá cao”.
Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng thông qua kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976 diễn ra từ ngày 18/12/1974 - 8/1/1975.
XEM ẢNHĐồng chí Lê Đức Thọ, phổ biến nghị quyết Bộ Chính trị cho Bộ Chỉ huy miền và đoàn cán bộ Bộ Tổng Tham mưu ở sở chỉ huy miền (Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền hàng đầu, bên trái), ngày 25/3/1975
XEM ẢNHTrong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông được giao trọng trách Tham mưu trưởng Chiến dịch, có nhiệm vụ vạch kế hoạch tác chiến cho Chiến dịch.
Ảnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền và các đồng chí nghiên cứu quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 8/4/1975
XEM ẢNHThiếu tướng Lê Ngọc Hiền (ngoài cùng, bên trái) cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh tại Lộc Ninh, tháng 4/1975
XEM ẢNH