- Tên thật: Nguyễn Đức Nguyện
- Quê quán: phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh
- Chức vụ: Thường trực Quân ủy Trung ương, Phó
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Giám đốc Học viện
Chính trị Quân đội
- Từ năm 1968 - 1972, đồng chí làm Chính ủy kiêm
Bí thư Đảng ủy các chiến dịch quân sự lớn như:
Đường 9 - Khe Sanh (1968); Bộ Tư lệnh 500 (1969);
Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị - Thiên (1972).
Tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi (1938) hoạt động trong phong trào Thanh niên dân chủ. Toàn quốc Kháng chiến bùng nổ, cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu. Chính những ngày hoạt động sôi nổi ấy đã tạo điều kiện cho ông gặp được vợ mình là nhà văn Nguyệt Tú sau này.
Ảnh: Đồng chí Lê Quang Đạo khi còn là học sinh Trường Thăng Long (người mặc áo len dài tay cầm mũ trắng), tại Đền Đô, Đình Bảng, Bắc Ninh (1938 -1940)
XEM ẢNHĐồng chí Lê Quang Đạo - Phó ban Tuyên huấn Trung ương, năm 1949
XEM ẢNHẢnh: Vợ chồng đồng chí Lê Quang Đạo tại chiến khu Việt Bắc, năm 1952
XEM ẢNHĐồng chí đã được Đảng, Quân đội tin tưởng giao giữ nhiều trọng trách quan trọng và luôn có mặt ở những chiến trường nóng bỏng với những trọng trách: phụ trách công tác tuyên huấn chiến dịch Biên giới 1950, Phó Chủ nhiệm Chính trị chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Ảnh: Bộ đội hành quân tiến đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, 1954
Nguồn: TTXVN
Trong suốt giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí được giao trọng trách là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, phụ trách công tác tuyên huấn quân đội (1955); Chính ủy các chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Trị - Thiên (1967 - 1972)…
Ảnh: Đồng chí Lê Quang Đạo và đồng chí Vũ Trọng Yên trong chiến dịch Khe Sanh, năm 1968
XEM ẢNHChính ủy Lê Quang Đạo (giữa) cùng đồng chí thư ký Khôi và đồng chí bảo vệ Hóa (bên phải) tại mặt trận Khe Sanh, năm 1968
XEM ẢNHĐồng chí Lê Quang Đạo (ngồi ngoài cùng bên phải) Chính ủy mặt trận Đường - Nam Lào, năm 1971
XEM ẢNHĐồng chí Lê Quang Đạo (người ngồi giữa) tại mặt trận Quảng Trị, năm 1972
XEM ẢNH
“Anh Đạo không phải vị tướng chuyên về hậu cần hay vận tải, nhưng anh biết tập hợp,
lắng nghe sáng kiến của cán bộ, chiến sĩ để ra chủ trương phù hợp nhất. Vận mệnh đất
nước vào thời điểm anh Đạo làm chính ủy đoàn 500 tưởng như ngàn cân treo sợi tóc.
Nếu bị đứt “Cuống họng” ở ngã ba Đồng Lộc, ngã ba Khe Ve thì dù kho lương thực, vũ
khí ở “Miệng” là Hà Nội đầy ắp thì cái “Dạ dày” là Đoàn 559 và các đơn vị quân giải
phóng sẽ bị đói không chỉ một ngày, hai ngày mà là cả tháng và dẫn đến hậu quả chết đói.
Anh Lê Quang Đạo nhiều đêm không chợp mắt, nhiều bữa không đụng đến cơm vì con số cán bộ,
chiến sĩ bị thương, bị hi sinh do bom từ trường, do các trận oanh kích ác liệt suốt 24/24
giờ mỗi ngày. Thử thách quá lớn. Anh làm việc không biết mệt mỏi, không quản hiểm nguy.
Với sự chỉ đạo sát sao của Bộ Quốc phòng và được toàn dân ủng hộ, đoàn 500 đã hoàn thành được mục tiêu thông xe.
Khi “Cuống họng” được chữa khỏi, tất cả nhu cầu của chiến trường miền Nam được hậu phương lớn chi viện đầy đủ,
tạo đà để quân dân ta giành thắng lợi cuối cùng”.
(Trích “Đẹp nhất chữ Tâm”, nhà văn Nguyễn Trần Thiết,
“Lê Quang Đạo (1921 - 1999)”, Nxb Quân đội Nhân dân)
Đồng chí Lê Quang Đạo Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh 500 với nhiệm vụ đưa gạo xăng vào chiến trường miền Nam.
XEM ẢNH“Suốt 28 năm trong quân ngũ, Lê Quang Đạo đã đem hết tài năng và sức lực, tâm hồn và trí tuệ xây dựng và chỉ đạo ngành Tuyên huấn quân đội” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Lê Quang Đạo trao đổi phương án tác chiến, năm 1975
XEM ẢNH