Vị tướng chiến thắng từ Điện Biên đến Dinh Độc Lập
- Tên thật: Lê Trọng Tố
- Quê quán: xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà
Tây (nay là Hà Nội)
- Chức vụ: Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội
Nhân dân Việt Nam
- Tư lệnh các chiến dịch:
• 1971: Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào; Chiến dịch
Cánh đồng Chum (Thượng Lào)
• 1972: Chiến dịch Trị - Thiên
• 3/1975: Chiến dịch Giải phóng Huế - Đà Nẵng
• 4/1975: Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh giải
phóng Sài Gòn
Tham gia hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng Tám với nhiệm vụ địch vận tại khu Hoàng Mai sau đó là Ủy ban khởi nghĩa Hà Đông. Tại đây, ông đã dùng mưu kế, chỉ huy đội tự vệ chiếm đồn Đồng Quan, gây thanh thế cho cách mạng và lấy thóc để cứu đói dân.
Ảnh: Gia đình đồng chí Lê Trọng Tấn
XEM ẢNHNăm 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông là Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 chịu trách nhiệm tấn công từ phía Đông vào trung tâm Sở Chỉ huy địch ở Mường Thanh, bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri.
Ảnh: Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri
XEM ẢNHĐại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ đại đoàn quyết thắng cho Đại đoàn 312 trong Lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, tháng 5/1954
Nguồn: TTXVN
XEM ẢNHLà "người bạn chí thiết" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ông luôn được tin cậy để giao những nhiệm vụ hệ trọng từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng đến biên giới. Cứ hễ chỗ nào mà khốc liệt, là tướng Lê Trọng Tấn lại được cử tới để chỉ huy.
Ảnh: Trung tướng Lê Trọng Tấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 1975
XEM ẢNH
"Cuộc đời ông có mặt hầu hết ở các chiến trường nóng bỏng và đã chỉ huy hàng trăm trận đánh trên cả hai miền Nam - Bắc”.
Từ "Biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954), Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972),
Đà Nẵng (1975), đến Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975"
Ảnh: Trung tướng Lê Trọng Tấn tại chiến trường
XEM ẢNHThiếu tướng Lê Trọng Tấn cùng đồng chí Lê Quang Đạo trong mặt trận Quảng Trị, năm 1972
XEM ẢNHThiếu tướng Lê Trọng Tấn (ngoài cùng, bên phải) tại Sở Chỉ huy chiến dịch Quảng Trị, năm 1972
XEM ẢNHBộ Thống soái họp bàn kế hoạch chiến đấu, năm 1973
XEM ẢNH
Câu chuyện về vị tướng 3 lần “cãi” chỉ huy (Đại tướng Võ Nguyên Giáp):
Lần "cãi" đầu tiên của ông là diễn ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ khi chuyển
từ phương châm đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc năm 1954. Lần "cãi"
thứ hai diễn ra trước trận Đà Nẵng (1975) về đề xuất thời gian đánh chiếm mục tiêu
không được thông qua. Chưa thể thành công trong hai lần "cãi" đầu tiên nhưng ở lần thứ ba,
tướng Tấn đã hoàn toàn thuyết phục được tướng Giáp. Sau Giải phóng Đà Nẵng, ông đề nghị
thành lập Cánh quân phía Đông vừa tiến vừa đánh theo đường duyên hải, trái ngược với
kế hoạch ban đầu là gấp rút di chuyển qua Tây Nguyên để tấn công vào Sài Gòn. Đề nghị
được thông qua, tướng Tấn nhanh chóng chỉ huy Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 lên đường, đi
tới đâu giải phóng tới đó. Đến cửa ngõ Sài Gòn, một lần nữa, ông "cãi" và không muốn
thực thi theo kế hoạch đã đề ra:
“Theo kế hoạch, 5h30 sáng 30/4/1975, các hướng đồng loạt đánh vào Sài Gòn. Riêng cánh quân phía đông,
anh Lê Trọng Tấn đề nghị nổ súng từ 18 giờ ngày 29/4. Lý do là các lực lượng ta còn cách vùng ven từ
15 đến 20km, phải vừa đánh địch vừa tiến quân, lại phải vượt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, nếu cùng
nổ súng sẽ không đến kịp”.
(Hồi ký Tổng Hành dinh trong mùa xuân toàn thắng - Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Quân đoàn 4 hạ quyết tâm cho chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 24/4/1975
Nguồn: Bảo tàng LLVT miền Đông Nam Bộ
XEM ẢNH
Năm 1954, ông là Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 chỉ huy cánh quân phía Đông tiến đánh Mường Thanh,
bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri. Đến năm 1975, ông lại là Tư lệnh, chỉ huy các binh đoàn cánh quân phía
Đông tiến vào Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn, bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh.
Hai trận đánh, hai mốc son lịch sử đã kết thúc hai cuộc chiến tranh với quân đội viễn chinh Pháp, đế quốc Mỹ
và ngụy quyền Sài Gòn, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc. Và ông hoàn toàn xứng đáng như nhận
định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Hai trận đánh xứng đáng hai lần anh hùng…”
Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh trên đường ra đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng không điều kiện, ngày 30/4/1975
Nguồn: TTXVN
XEM ẢNH