- Tên thật: Nguyễn Đình Biền
- Quê quán: xã Nghi Thọ (nay là xã Phúc Thọ),
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
- Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Đồng chí đã tích cực tham gia xây dựng đường lối,
chủ trương đối ngoại của Đảng và chính sách ngoại
giao của Nhà nước. Đặc biệt là những đóng góp to
lớn của đồng chí trong cuộc đàm phán tại Hội nghị
Paris, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải ký kết
Hiệp định Paris (23/1/1973) về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Tham gia hoạt động cách mạng khi mới 17 tuổi, trải qua hai lần bị địch bắt giam, lần lượt bị đày đi nhiều nhà tù khét tiếng của thực dân đồng chí đã rèn luyện trở thành một trong những cán bộ cốt cán của Đảng.
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Duy Trinh trong thời gian bị tù đày từ năm 1927 và được trả tự do vào năm 1945
XEM ẢNHTrong suốt thời kỳ chống Pháp đến những năm kháng chiến chống Mỹ sau này đồng chí Nguyễn Duy Trinh đều được giao nhiều trọng trách lãnh đạo quan trọng. Trước yêu cầu mới của cách mạng tháng 4/1965 đồng chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị tin tưởng phân công giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Duy Trinh và đồng chí Trường Chinh dự một buổi tiếp xúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với một số đại biểu quốc hội khóa III, ngày 27/6/1964
Trên cương vị là Bộ trưởng Bộ ngoại giao, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã tham gia nhiều hội nghị của Bộ Chính trị, của Trung ương và Chính phủ để xây dựng hoàn thiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng.
Ảnh: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, ngày 18/2/1968
Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh hội đàm với đồng chí Xu-Klop Ủy viên Bộ chính trị - Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô - Phụ trách công tác Đảng tại Mát-Xcơ-Va, năm 1972
XEM ẢNHDưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh, ngoại giao đã trở thành một mặt trận có sự phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự; theo hướng tiến hành vừa đánh, vừa đàm mà đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973.
Ảnh: Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đến sân bay Buôc-Giê (Pháp) chuẩn bị ký Hiệp định Paris, ngày 25/1/1973
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Xuân Thủy, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đón Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh tại sân bay Buôc-Giê (Pháp), ngày 25/1/1973
XEM ẢNHCuộc đàm phán Paris về Việt Nam diễn ra từ tháng 5/1968 đến tháng 1/1973 với hơn 200 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20, buộc Mỹ phải rút khỏi miền Nam, đồng thời làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Ảnh: Quang cảnh lễ ký chính thức Hiệp định Paris về Việt Nam tại Trung tâm các hội nghị quốc tế, Paris thủ đô nước Pháp, ngày 27/1/1973
Nguồn: TTXVN
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thay mặt chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris về Việt Nam, ngày 27/1/1973
XEM ẢNHĐồng chí Nguyễn Duy Trinh (ngoài cùng bên phải) trả lời báo chí bên lề Hội nghị Paris, năm 1973
Trong thời kỳ xây dựng lại đất nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng và sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã đề xuất và kiên định thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, đoàn kết quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh trao đổi cùng Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc K. Van-Hem, năm 1977
Nguồn:TTXVN
Tại kỳ họp 32 Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc ở New York (Mỹ) đã thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp quốc.
Ảnh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (thứ 2 từ phải sang) dự Lễ thượng cờ Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp quốc, ngày 20/9/1977
Nguồn: Lưu trữ Bộ Ngoại giao