- Tên thật: Bùi Chấn
- Quê quán: xã Tịnh Châu, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Chức vụ: Thường trực Quân ủy Trung ương, Phó Tổng
Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Từ năm 1968 - 1972, đồng chí là Tư lệnh chiến dịch
Khe Xanh, Tư lệnh mặt trận B5 (Bắc Quảng Trị)…
Ông tham gia cách mạng từ trước những năm 1930 tại địa phương, bị Pháp bắt giam nhiều lần. Sau khi Nhật đảo chính Pháp ông tham gia lãnh đạo Khởi nghĩa Ba Tơ, rồi khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.
Ảnh: Các chiến sĩ du kích Ba Tơ tuyên thệ “Hy sinh vì Tổ quốc!”
XEM ẢNHSau khi cách mạng tháng Tám thành công, cuối năm 1946 khi đang ở Quảng Ngãi phụ trách lớp huấn luyện cho thanh niên thì ông được điều ra Huế nhận nhiệm vụ mới. Với “bộ quần áo kaki vàng của anh Phạm Văn Đồng cho sau Hội nghị Tân Trào, đôi giày ba-ta đã cũ cùng bộ bà ba đen, cái màn muỗi và mấy cuốn vở học văn hóa xếp gọn” những chiến công của đồng chí trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được gắn liền với quân và dân Bình - Trị - Thiên với cương vị Chính ủy, Tư Lệnh Mặt trận, Phó Bí thư Liên khu 4.
Ảnh: Đồng chí Trần Quý Hại tại mặt trận Bình - Trị - Thiên (trong kháng chiến chống Pháp)
XEM ẢNHNhững năm ở tù anh em cứ gọi tôi là Khế. Ra tù, tôi vẫn lấy tên là Võ Văn Khế. Nhưng đến hôm sắp công bố danh sách Ủy ban Quân - Dân - Chính các anh mới đặt cho tôi một cái tên mới là Trần Quý Hai vì ở Liên Khu V có nhà yêu nước Trần Quý Cáp nổi tiếng nên các anh muốn tôi là dòng dõi của nhà yêu nước ấy. Từ đó các anh gọi tôi là Trần Quý Hai.
Ảnh: Đồng chí Trần Quý Hai
XEM ẢNHSau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông tập kết ra Bắc và được bổ nhiệm là Trưởng Ban Nghiên cứu sân bay, thuộc Bộ Tổng Tham mưu - đơn vị tiền thân của Không quân Nhân dân Việt Nam và lần lượt giữ các chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng (1955 - 1978), Chủ nhiệm Tổng cục Hậu Cần (1961), Tư lệnh Mặt trận Đường 9 Khe Sanh; Mặt trận B5 - Trị Thiên (1972).
Ảnh: Đồng chí Trần Quý Hai (ngồi giữa) bàn về Kế hoạch tấn công trong mặt trận Khe Sanh
XEM ẢNHCuộc họp tổng thể Ban Chỉ huy mặt trận Khe Sanh (Trung tướng Trần Quý Hai người chỉ bản đồ)
XEM ẢNHTư lệnh Trần Quý Hai tại mặt trận B5 (Bắc Quảng Trị), ngày 20/10/1972
XEM ẢNHBan Chỉ huy mặt trận B5 - Trị Thiên (Trung tướng Trần Quý Hai người đứng thứ 4, hàng đầu)
XEM ẢNHCuộc họp tổng kết Đảng ủy mặt trận B5 - Trị Thiên, ngày 8/6/1973
XEM ẢNH
Dù kiêm rất nhiều nhiệm vụ song ông Hai có một trí nhớ tuyệt vời. Vì thế, cán bộ cấp dưới vẫn nhắc nhau lên báo
cáo cho ông Hai nghe thì phải hết sức cẩn thận.
Một hôm, tôi được “cắp cặp” theo ông Phùng Thế Tài lên Bộ Tổng Tham mưu báo cáo việc tổ chức lực lượng
dân quân tự vệ toàn quốc cho ông Trần Quý Hai nghe...
Phùng Tư lệnh báo cáo một lúc, tôi thấy ông Trần Quý Hai lẩm nhẩm như đọc bảng cửu chương.
Đột nhiên, ông Trần Quý Hai hỏi:
- Này anh Tài, đi đâu mất 120 khẩu súng rồi?
Tư lệnh Phùng Thế Tài lúng túng giải trình, mãi mà ông vẫn không tìm đâu ra cho khớp con số 120 khẩu súng…
Lúc lên xe về quân chủng, trong lòng tôi có một cảm giác khó tả, và lúc này tôi mới thấy cái uy của đồng chí Trần Quý Hai.
Tôi vẫn nghĩ đồng chí Phùng Thế Tài là một người “hét ra lửa”, thế mà trước mặt đồng chí Trần Quý Hai mà ngồi im thin thít
như thế thì mới biết ông Hai có uy thế nào.
(Trung tướng Trần Nhẫn, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không)
Đồng chí Trần Quý Hai (người ngồi bên phải Đại tướng Văn Tiến Dũng) cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu họp bàn kế hoạch, phương châm tác chiến chiến dịch Đường 9 - Nam Lào
XEM ẢNHĐại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc với cơ quan Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu bàn kế hoạch giải phóng miền Nam, năm 1975
XEM ẢNHTrung tướng Trần Quý Hai (người đầu tiên từ phải qua trái) cùng Trung tâm Chỉ huy Bộ Tổng Tham mưu (Tổng Hành dinh), sáng ngày 1/5/1975
XEM ẢNH