- Tên thật: Nguyễn Chấn
- Bí danh: Tư Chi, Tư Nguyễn, Ba Trà
- Quê quán: Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi
- Chức vụ: Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
+ 1973 (Sau Hiệp định Paris): Trưởng đoàn đại biểu
quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam tại Ban Liên hiệp đình chiến bốn
bên ở Sài Gòn
+ 4/1974: Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh giải
phóng Sài Gòn
+ 30/4/1975: Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn -
Gia Định
Tham gia cách mạng từ sớm (khi mới 11 tuổi) đã từng 2 lần bị Thực dân Pháp bắt giam (1939) và (1944). Sau khi được trả tự do đồng chí đã tích cực tham gia phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp đúng như ý nghĩa của cái tên mà ông đã tự đặt cho mình “"Trần" là trần thân, là không có của nả gì, chỉ có tấm lòng đi theo cách mạng. Còn “Trà” là con sông Trà Khúc, con sông quê hương đong đầy ký ức. Tui chọn bí danh như thế cũng là một cách trông vọng về quê hương”.
Ảnh: Đồng chí Trần Văn Trà trong kháng chiến chống Pháp
XEM ẢNH
Giữa năm 1948, đồng chí Trần Văn Trà dẫn đầu Đoàn đại biểu quân chính Nam Bộ ra Việt Bắc báo cáo tình
hình kháng chiến của Nam Bộ với Trung ương. Sau gần nửa năm hành quân cuối cùng đoàn đại biểu cũng tới
Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở tiệc tiễn đoàn và đích thân trao cho
vị Tư lệnh chiến trường một thanh gươm, với lời dặn ân cần:
"Bác trao chú thanh gươm quý này đưa về
để động viên đồng bào miền Nam diệt thù. Các chú báo cáo với đồng bào rằng lòng Bác, lòng Đảng lúc nào
cũng bên cạnh đồng bào. Chúng ta đồng lòng vì nước, nhất định chúng ta thắng".
Lời ủy thác ấy thúc giục
họ nhanh chân trở lại chiến trường.
Ảnh: Đồng chí Trần Văn Trà (người đứng bên phải Bác Hồ) cùng đoàn Đại biểu Quân chính Nam Bộ chụp ảnh cùng Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp
XEM ẢNHSau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đồng chí Trần Văn Trà tập kết ra Bắc và được cử giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông cũng là một trong những người tham gia trực tiếp chỉ đạo xây dựng các tuyến giao thông vận tải chiến lược 559, 759 trên bộ và trên biển để vận chuyển lực lượng, phương tiện vào Nam.
Ảnh: Đồng chí Trần Văn Trà trên đường công tác
XEM ẢNHNăm 1963, đồng chí trở lại chiến trường miền Nam, là Ủy viên Trung ương Cục và Phó Bí thư Quân ủy Miền, Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Trung ương để chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh mới.
Ảnh: Đồng chí Trần Văn Trà (thứ 2 từ trái sang) cùng các tướng lĩnh trong Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam tại rừng miền Đông, năm 1967.
XEM ẢNHĐồng chí Trần Văn Trà tại Sở Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
XEM ẢNHSau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, đồng chí Trần Văn Trà được cử làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liên hợp quân sự bốn bên ở Sài Gòn thực thi Hiệp định Paris.
Ảnh: Trung tướng Trần Văn Trà cùng các đại biểu mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại trại Đa-vít, ngày 15/3/1973
XEM ẢNH
Sài Gòn giải phóng, Thượng tướng Trần Văn Trà được cử làm Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố
Sài Gòn - Gia Định, từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1975.
"Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng mà chỉ có dân tộc Việt Nam thắng Mỹ".
(Thượng tướng Trần Văn Trà, ngày 2/5/1975)
Ảnh: Nhân dân Sài Gòn - Gia Định chào đón Ủy ban Quân quản thành phố sau ngày giải phóng
XEM ẢNHChủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định, Thượng tướng Trần Văn Trà (đứng giữa) trên lễ mừng chiến thắng, tháng 5/1975.
XEM ẢNH