- Bí danh: Lê Hoài
- Native place: Cổ Nhuế commune, Từ Liêm district, Hà Nội
- Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân
dân Việt Nam, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương
- Chỉ huy các chiến dịch:
Sinh ra trong gia đình nghèo ngoại thành Hà Nội, chàng trai Văn Tiến Dũng đã sớm phải bỏ học, vào làm công cho các xưởng dệt để kiếm sống.
Tại đây, dưới sự áp bức của chế độ thực dân, Văn Tiến Dũng đã tham gia và hoạt động tích cực trong phong trào công nhân và sớm được giác ngộ cách mạng.
“Tôi biết rõ con đường đi tìm chân lý, đến với chân lý hết sức đơn giản, rõ ràng: con người được sống làm người, có quyền làm người,
dân tộc ta có quyền được sống độc lập, tự do, hạnh phúc. Con đường ấy đâu có bằng phẳng, trơn tru”.
Ảnh: Đồng chí Văn Tiến Dũng - tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội bị giặc Pháp bắt lần thứ 2, ngày 29/9/1939
XEM ẢNHSau khi vượt ngục thoát khỏi nhà tù của thực dân Pháp, Đồng chí Văn Tiến Dũng cải trang thành “Sư Hà” tại chùa Bột Xuyên (Mỹ Đức, Hà Tây nay là Hà Nội) để chờ bắt liên lạc lại với tổ chức Đảng trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 08 năm 1943.
“Đầu trọc răng đen thụ sắc không Cuộc đời chiến đấu mượn nâu sòng Hồi chuông cứu nước vang sông núi ..... Tình thế rồi đây sẽ chuyển vần Cao trào giải phóng dậy muôn dân, Đạp thù ngã gục, tung xiềng xích Nước Việt vươn mình đón nắng xuân”
(Bài thơ “Xuân dưới bóng từ bi” - Sư Hà (tức đồng chí Văn Tiến Dũng)
Từ tháng 2/1947 đến 10/1949 đồng chí Văn Tiến Dũng là Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1948, đồng chí là một trong những cán bộ quân sự đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm cấp Tướng (Thiếu tướng).
Ảnh: Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, năm 1948
Năm 1953, đồng chí được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam và là Tổng Tham mưu trưởng lâu nhất trong lịch sử: 25 năm.
Trong những năm tháng khốc liệt nhất của kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng thường xuyên có mặt tại chiến trường, trực tiếp chỉ huy các chiến dịch then chốt, như: chiến dịch Đường 9 - Nam Lào; Trị - Thiên…
Ảnh: Thượng tướng Văn Tiến Dũng cùng Bộ Tổng Tham mưu họp bàn quyết định kế hoạch, phương châm tác chiến chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 8/2/1971
Tại Sở Chỉ huy chiến dịch Đường 9 - Nam Lào: Thượng tướng Văn Tiến Dũng nghe báo cáo của một đồng chí cán bộ sau khi đi thực địa chiến trường, năm 1971
Thượng tướng Văn Tiến Dũng nghiên cứu, phân tích chiến dịch tại Sở Chỉ huy mặt trận Quảng Trị, tháng 4/1972
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Thượng tướng Văn Tiến Dũng tại Sở Chỉ huy Phòng không - Không quân, Hà Nội, 1972
Nguồn: Bảo tàng Phòng không - Không quân
Đặc biệt, Giữa những ngày giáp Tết năm Ất Mão (1975), Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã một lần nữa bí mật rời Tổng Hành dinh (Nhà D67) vào Tây Nguyên, chỉ huy những đòn tấn công chiến lược, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Những ngày xuân lịch sử đó đã toàn thắng với chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch mà Đại tướng được Bộ Chính trị giao trọng trách làm TƯ LỆNH.
Ảnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng tại sân bay Gia Lâm, bí mật lên đường vào chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, ngày 5/2/1975
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Đại tướng Văn Tiến Dũng tại Sở Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, tháng 3/1975
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Đầu tháng 4/1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh. Đại tướng Văn Tiến Dũng được giao trọng trách là Tư lệnh của Chiến dịch.
Ảnh: Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh: Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh chiến dịch, Đồng chí Phạm Hùng - Chính ủy, Đồng chí Lê Đức Thọ - Đại diện Ban Chấp hành TW Đảng tại mặt trận
Thảo lệnh cho các đơn vị tiếp tục chiến đấu sau khi Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Niềm vui riêng trong niềm vui chung
“Ngày mùng 1 tháng 5, Sở Chỉ huy chiến dịch mừng chiến thắng và kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.
Kẹo, bánh, nước ngọt bày trên bàn. Và khi thấy có chai rượu, đồng chí Phạm Hùng ngạc nhiên hỏi rượu ở đâu ra,
thì đồng chí Đinh Đức Thiện nói “lộ bí mật”: Hôm nay nhân tiện cũng là kỷ niệm ngày sinh đồng chí Văn Tiến Dũng,
rượu này của “hậu phương” gửi vào cho đồng chí”.
Ảnh: Tại Sở Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh: Các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch mừng chiến thắng,
giải phóng Sài Gòn, ngày 1/5/1975
Nguồn: Gia đình Đại tướng
Vị tướng xuất sắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam
“Đồng chí Văn Tiến Dũng là một trong những tướng lĩnh tài năng xuất sắc của quân đội ta,
là người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đối với tôi, đồng chí là một trong những người bạn chiến đấu thân thiết và
gần gũi trong suốt cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta”.
(Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Ảnh: Vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng