- Tên thật: Võ Giáp
- Bí danh: Văn
- Quê quán: xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
Từ năm 1968 - 1975, tại Tổng Hành dinh, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp thường xuyên theo dõi những thay đổi,
diễn biến của chiến trường miền Nam và đưa ra những
sự chỉ đạo then chốt đối với tất cả các mặt trận, các
chiến trường, từng bước đánh bại âm mưu về chính trị,
quân sự của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa;
góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của công cuộc
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên của lịch sử. Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc, khởi đầu hành trình cứu tìm đường cứu nước, thì tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Võ Nguyên Giáp ra đời. Và 29 năm sau, năm 1940, bánh xe lịch sử đã gắn cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Nguyên Giáp với sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (tức Nguyễn Tất Thành), sau cuộc gặp mặt tại Thúy Hồ (Côn Minh, Trung Quốc).
Ảnh: Võ Nguyên Giáp khi học Luật tại Hà Nội, năm 1934
Nguồn: Sưu tầm
“Nếu không trở thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể Triết hoặc Lịch sử”
(Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Ảnh: Thầy giáo Võ Nguyên Giáp dạy tại trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội, năm 1939
Nguồn: Sưu tầm
Cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khởi đầu từ năm 1944, với sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Từ 34 chiến sĩ đầu tiên “từ nhân dân mà ra”, đội quân đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã trải qua những năm tháng “chiến đấu trong vòng vây” của kẻ thù; trưởng thành vượt bậc qua từng trận đánh, từng chiến dịch; và đánh bại thực dân Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ “lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ảnh: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng đầu, Cao Bằng, ngày 22/12/1944.
Đây là hạt nhân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia trực tiếp vào khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945
Nguồn: TTXVN
Lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp tại Tân Trào, tháng 8/1945
Nguồn: Bảo tàng Tuyên Quang
XEM ẢNHĐồng chí Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền, 26/8/1945
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
XEM ẢNHĐồng chí Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tư lệnh trở về ATK Định Hóa, năm 1947
Nguồn: Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp
XEM ẢNHSau chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn với Trung ương phong quân hàm cho một số cán bộ quân đội, trong đó có hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp. Năm đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp 37 tuổi.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp trong ngày phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp,
tại Định Hóa, Thái Nguyên, ngày 28/5/1948
Nguồn: Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang phân tích tình hình chiến sự, chỉ đạo đánh Điện Biên phủ, 1953 - 1954
Nguồn: Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp
XEM ẢNH
“Tổng tư lệnh ra mặt trận "tướng quân tại ngoại" trao cho chú toàn quyền... Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng.
Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước giờ bắt đầu chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954)
Ảnh: Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh họp quyết định mở mặt trận có tính chiến lược:
“Tiêu diệt tập đoàn quân viễn chinh tinh nhuệ Pháp tại Điện Biên Phủ”, tháng 12/1953
Nguồn: TTXVN
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, cùng sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, tại Tổng Hành dinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục chỉ đạo các Tư lệnh của các mặt trận và toàn quân, từng bước đánh bại âm mưu về chính trị, quân sự của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa; góp phần tiến thành thắng lợi công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
XEM ẢNHTrước những sự can thiệp chính trị và quân sự, đi ngược lại với Hiệp định Giơnevơ của Mỹ tại miền Nam, đặc biệt là chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với vai trò là Bí thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định cho thành lập tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn trên bộ (Đoàn 559) và tuyến vận tải trên biển (Đoàn 759) chi viện cho miền Nam.
Ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần vào kiểm tra đường Trường Sơn, năm 1973
Nguồn: TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp vào làm việc với Bộ Chỉ huy chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, tại dãy núi An Bờ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, năm 1971
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
XEM ẢNHĐại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh máy bay B-52 của Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân, năm 1972
Nguồn: Bảo tàng Phòng không Không quân Việt Nam
XEM ẢNH
Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại Tổng Hành dinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong
Quân ủy Trung ương theo dõi, nắm bắt từng bước diễn biến rất nhanh của các mặt trận, luôn kịp thời đưa ra những chỉ đạo phù hợp
cho các hướng tấn công.
Trong hồi ký của mình, Đại tướng có kể lại:
“Những ngày này, tôi ở luôn tại Tổng Hành dinh, không về nhà riêng, dù hai nơi chỉ cách nhau vài trăm mét. Trong phòng làm việc,
các đồng chí công vụ đã kê thêm một chiếc giường con. Ngoài các tấm bản đồ treo trên tường, tôi đặt thêm một tấm bản đồ quân sự
miền Nam ngay dưới tấm kính rộng trên mặt bàn để theo dõi, suy nghĩ”.
(Tổng tập hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy Trung ương ra bức mật điện số 1574, lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”, ngày 7/4/1975.
XEM ẢNHĐại tướng Võ Nguyên Giáp đọc tin chiến thắng ngày 30/4/1975
XEM ẢNHĐại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng cán bộ chủ chốt trước nhà Quân ủy Trung ương, ngày 30/4/1975
XEM ẢNHNhà nghiên cứu lịch sử quân sự người Anh, Peter Macdonald viết: “Từ năm 1944 - 1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm Tổng Tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”.
Ảnh: Niềm vui của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng tại Sài Gòn sau ngày giải phóng, 5/1975.
Nguồn: TTXVN