- Tên thật: Nguyễn Công Miều
- Quê quán: xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên
- Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ
chức Trung ương
Đồng chí đã có những cống hiến quan trọng trong
công tác xây dựng Đảng, đáp ứng xuất sắc yêu cầu
lãnh đạo cách mạng trong cuộc kháng chiến vĩ đại
của dân tộc.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Đầu năm 1946 đồng chí được Trung ương điều ra Bắc giúp Tổng Bí thư Trường Chinh biên soạn chỉ đạo xuất bản báo Sự Thật - tiền thân của tờ báo Nhân Dân ngày nay.
Ảnh: Báo Sự Thật được phát hành số đầu tiên và hoàn thành vai trò lịch sử của mình sau 5 năm xuất bản (5/12/1945 - 2/12/1950)
XEM ẢNHĐược bầu bổ sung là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Chánh Văn phòng Trung ương (năm 1948), đồng chí là người làm việc bên cạnh Bác Hồ và các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng giải quyết các công việc hàng ngày của Đảng.
Ảnh: Đồng chí Lê Văn Lương (người đội mũ, thứ 2 từ phải sang) trong buổi họp Thường vụ Trung ương Đảng, ngày 25/7/1950
Trên cương vị là Giám đốc Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc (1949 - 1956) tiền thân của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đồng chí đã góp phần xây dựng những lớp cán bộ cao cấp đầu tiên của Đảng.
Ảnh: Đồng chí Lê Văn Lương tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông Lê-ô Phi-ghê (bên phải) đến thăm Trường Nguyễn Ái Quốc tại làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, tháng 2/1950
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
XEM ẢNHSớm nhận thức sự cần thiết phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đồng chí đặc biệt coi trọng công tác giáo dục tư tưởng với cán bộ, đảng viên “Công tác xây dựng Đảng ta hiện nay phải lấy việc xây dựng tư tưởng làm phương châm chủ yếu” phải “làm cho mỗi đảng viên tăng gia tinh thần trách nhiệm, tăng gia ý thức phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân, nắm vững lập trường chính trị và lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi chủ trương, công tác và tư tưởng hằng ngày”.
Ảnh: Đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Trung ương Đảng nói chuyện với Lớp chính trị trung, cao cấp tại chức do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hội trường Ba Đình, ngày 5/1/1972
Đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Trung ương Đảng thăm hỏi nữ thanh niên xung phong làm nhiệm vụ bảo vệ cầu phao Bầu Bàng, năm 1966
Nguồn: TTXVN
Đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Trung ương Đảng thăm hỏi công nhân vùng mỏ Quảng Ninh, tháng 1/1967
XEM ẢNHĐồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Trung ương Đảng thăm quân dân Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, tháng 2/1969
Nguồn: TTXVN
XEM ẢNHĐồng chí Lê Văn Lương, đồng chí Lê Đức Thọ đến thăm và chúc tết một đơn vị bộ đội, năm 1975
XEM ẢNHSau khi thống nhất đất nước với những đóng góp to lớn của mình thì tại Đại hội IV đồng chí đã được Đảng tin tưởng giao trọng trách là Bí thư Thành ủy Hà Nội (1977 - 1986). Trong 10 năm quan trọng của đất nước sau giải phóng đó ông đã cùng chính quyền và nhân dân trăn trở tìm con đường đột phá, phát triển Thủ đô góp phần không nhỏ trong việc tạo nên diện mạo Hà Nội - “một trái tim hồng” như hiện nay.
Ảnh: Toàn cảnh Đại hội IV
Nguồn: TTXVN
“Nói đến đồng chí Lê Văn Lương, ngoài vấn đề công tác trên nhiều trọng trách mà Đảng đã giao phó,
cần nhấn mạnh đến con người, đến đạo đức cách mạng, chí công vô tư, đến lối sống khiêm tốn trong sáng,
giản dị, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng của một người cộng sản mẫu mực”.
(Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Đồng chí Lê Văn Lương, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội
đọc báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ 7 (vòng 2) của Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 25/5/1977
Nguồn: TTXVN