- Tên thật: Phạm Văn Thiện
- Bí danh: X2, X7, Bảy Cường
- Quê quán: Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
- Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Phó Thủ tướng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam;
Chính ủy chiến dịch Hồ Chí Minh
Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975
với vai trò là Chính ủy Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh,
đồng chí đã góp phần rất lớn vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau Cách mạng Tháng 8/1945, đồng chí được bầu vào Xứ uỷ lâm thời Nam bộ và trở thành Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1946) kiêm Phó Giám đốc Nha Công an Nam bộ (1947).
Ảnh: Đồng chí Phạm Hùng - Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ, năm 1948.
XEM ẢNHĐồng chí Phạm Hùng (thứ ba từ trái sang), chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 5 năm 1950
XEM ẢNHSau khi miền Bắc được giải phóng, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Đồng chí đã tham gia tổ chức biên soạn và hoàn thiện dự thảo Đề án về hòa bình thống nhất nước nhà và cách mạng miền Nam. Năm 1967, Đồng chí được Đảng giao nhiệm vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam và Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Hùng (thứ nhất từ trái sang) tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa II, tháng 4/1962
Tháng 4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn,
mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ định đồng chí Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh,
đồng chí Phạm Hùng làm Chính ủy Bộ Chỉ huy Chiến dịch.
Ngày 8/4/1975, tại cuộc họp Trung ương Cục, có sự tham gia của Quân ủy Miền,
Bộ Tư lệnh B2 và cán bộ Bộ Tổng Tham mưu tham dự, đồng chí Phạm Hùng đã khẳng định:
“Thời cơ giải phóng miền Nam đã đến! Đây là cuộc hiệp đồng tác chiến tuyệt đẹp để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
Từ khi có Đảng đến nay, đây là giờ phút lịch sử vinh quang nhất. Trước kia, Quang Trung đánh quân xâm lược,
hành quân thần tốc, nhưng có điểm dừng chân. Ngày nay, các binh đoàn ta từ miền Bắc vào phối hợp với lực lượng tại
chỗ miền Nam thì không phải dừng chân ở đâu hết, đánh đâu được đấy, đánh nhanh thắng lớn”.
Ảnh: Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh tại Chỉ huy Sở tiền phương, tháng 4/1975, gồm: Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh Chiến dịch, Đồng chí Phạm Hùng - Chính ủy, Đồng chí Lê Đức Thọ - Đại diện Ban Chấp hành TW Đảng tại mặt trận
Sáng 30/4/1975, khi nghe tin Tổng thống Sài Gòn đề nghị với phía cách mạng ngừng bắn để thương lượng,
Chính ủy Phạm Hùng đã ký và cho phát ngay bức điện hỏa tốc gửi các đơn vị trên chiến trường:
“Địch đang dao động tan rã. Các cánh quân hãy đánh mạnh, tiến nhanh chiếm các mục tiêu đúng quy định.
Hội quân tại Dinh Độc lập ngụy. Địch không còn có gì để thương lượng bàn giao.
Chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Tiến lên! Toàn thắng!”
Ảnh: Đồng chí Phạm Hùng (thứ 2 từ phải sang) và các đồng chí trong Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng Sài Gòn - Gia Định, năm 1975
Nguồn: TTXVN
Đồng chí Phạm Hùng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam (thứ 2 từ phải sang) đón chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 13/5/1975
XEM ẢNHChủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Thượng tướng Trần Văn Trà và đồng chí Phạm Hùng trên lễ đài mừng chiến thắng, Sài Gòn, ngày 15/5/1975.