- Tên thật: Đặng Xuân Khu
- Quê quán: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân
Trường, tỉnh Nam Định
- Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Chủ tịch Quốc hội (1960 - 1981)
- Từ năm 1968 - 1975, tại Nhà D67, đồng chí đã cùng
tập thể Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương phân tích tình
hình chiến trường và đưa ra những quyết sách quan trọng
đưa cách mạng miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Sớm tham gia phong trào yêu nước từ năm 1925 và gia nhập Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng vào năm 1927, đồng chí Trường Chinh là một trong những người tiên phong tham gia vận động thành lập Đảng và trở thành một trong những chiến sĩ cộng sản lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
Ảnh: Đồng chí Trường Chinh (tức Đặng Xuân Khu) bị mật thám bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò, ngày 4/11/1930
XEM ẢNHNgày 9/3/1945, đồng chí chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương mở rộng ra Chỉ thị về “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chủ trương tổng khởi nghĩa. Tháng Tám năm 1945, đồng chí được Hội nghị toàn quốc của Đảng cử phụ trách Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện, đưa Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến thành công, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: Kỷ nguyên Độc lập - Tự do và Chủ nghĩa xã hội.
Ảnh: Bản Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
của Ban Thường vụ Trung ương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, ngày 12/3/1945
Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
Nhân dân Hà Nội giành chính quyền. Các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ, ngày 19/8/1945
Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam
XEM ẢNHNăm 1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng, đồng chí được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương, là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đến tháng 10/1956.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh đang bàn việc chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, Tuyên Quang, năm 1951
XEM ẢNHĐồng chí Trường Chinh tại chiến khu Việt Bắc, năm 1951
XEM ẢNHĐồng chí Trường Chinh (ngoài cùng bên trái) cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Đức Thọ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chiến khu Việt Bắc, năm 1948
XEM ẢNHTại chiến khu Việt Bắc, chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, từ trái sang: đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 1954
XEM ẢNHNăm 1960, tại Đại hội lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và Uỷ viên Bộ Chính trị, phụ trách công tác Quốc hội và công tác tư tưởng của Đảng.
Ảnh: Phiên họp đầu tiên bầu Chủ tịch, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng và các chức vụ lãnh đạo trong Đảng, năm 1960
XEM ẢNHTrong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Trường Chinh thể hiện là một học trò xuất sắc và là một trong những người bạn chiến đấu gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh trao đổi tại một kỳ họp của Quốc hội, tháng 5/1961
XEM ẢNHTrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với cương vị là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng chí đã cùng tập thể Bộ Chính trị có những đóng góp to lớn vào việc chuẩn bị và đưa ra những quyết sách chiến lược, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta tới thắng lợi hoàn toàn.
Ảnh: Tại Tổng Hành dinh (Nhà D67), Bộ Chính trị quyết định đặt tên chiến dịch Sài Gòn - Gia Định là chiến dịch Hồ Chí Minh. Chủ trì cuộc họp là đồng chí Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn (ngồi thứ 3 bên phải), tiếp theo là đồng chí Trường Chinh, đồng chí Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục Tác chiến); bên trái là Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đang phát biểu), ngày 14/7/1975
XEM ẢNHĐồng chí Trường Chinh đón Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và đoàn đại biểu Quốc hội miền Nam tham dự kỳ họp Quốc hội Việt Nam thống nhất, tại sân bay Gia Lâm, ngày 9/5/1976
XEM ẢNHNgày 14/7/1986, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đặc biệt bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đồng chí Trường Chinh là người "lát" những viên gạch đầu tiên, đặt nền móng cho sự nghiệp vĩ đại ấy.
Ảnh: Tổng Bí thư Trường Chinh tại Đại hội Đảng lần thứ VI
Ảnh: Xuân Lâm
Ba lần trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng (1941 - 1951; 1951 - 1956; tháng 7/1986 - tháng 12/1986) đồng chí đã cống hiến suốt đời vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.
XEM ẢNH